YênBái - Ngày 27/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án Chấm dứt bạo lực đối với trẻ em (EVAC) tỉnh Yên Bái (từ tháng 10/2016 – 9/2019).
|
Quang cảnh buổi Hội thảo
|
Hiện nay, Yên Bái có trên 228.000 trẻ em dưới 16 tuổi; trên 3.800 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngoài ra còn có trên 60.000 trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo, trên 2.000 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS do sống cùng gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội.
Dự án EVAC được thực hiện tại 10 xã của 2 huyện: Văn Chấn và Lục Yên từ năm 2016.
Sau gần 4 năm triển khai, Dự án đã đạt được 4 kết quả chính: Trẻ em, thanh thiếu niên đặc biệt nhóm đối tượng dễ bị tổn thương đã thay đổi về thái độ hành vi để tự bảo vệ mình nhằm giảm thiểu nguy cơ bị mua bán và các hình thức bạo lực; gia đình và người chăm sóc trẻ chủ động tạo môi trường hỗ trợ thông qua việc tiếp cận các dịch vụ phù hợp để chăm sóc và bảo vệ trẻ; cộng đồng trở nên vững mạnh và làm việc cùng nhau để tạo ra một môi trường an toàn và bảo vệ trẻ; giảm thiểu các rào cản nhằm giải quyết nạn bạo lực trẻ em bao gồm cả mua bán người.
Cùng với đó, các hoạt động và các chỉ số kết quả của Dự án đã có sự thay đổi tích cực. Một số chỉ tiêu vượt mức so với mục tiêu đề ra như: Chỉ số "tỷ lệ cha mẹ/người chăm sóc thấy rằng cộng đồng của họ là nơi an toàn (không bạo lực) cho trẻ” vượt 50% so với mục tiêu đã đề ra; chỉ số "tỷ lệ trẻ em và thanh niên (nam và nữ) có thể xác định ít nhất ba cách thức để tự bảo vệ bản thân” vượt 73% so với mục tiêu đề ra.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kết quả các mô hình về bảo vệ chăm sóc trẻ em; những nỗ lực nhằm giảm thiểu rào cản có tính chất hệ thống nhằm giải quyết bạo lực trẻ em, gồm mua bán người; sự thúc đẩy tham gia, năng lực trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương; việc xây dựng cộng đồng vững mạnh, tạo ra một môi trường an toàn và bảo vệ trẻ em…
Dự án EVAC đã tạo nên sự thay đổi đáng kể về nhận thức, kỹ năng của trẻ em và cha mẹ trong việc bảo vệ trẻ em; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em tại các địa phương; đạt hiệu quả cao về mục tiêu tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, hỗ trợ tài chính và bảo trợ xã hội cho các gia đình dễ bị tổn thương nhất; giảm thiểu các rào cản mang tính hệ thống nhằm giải quyết nạn bạo lực trẻ em thông qua việc thu thập bằng chứng để đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng chống mua bán người; sử dụng nguồn vốn và huy động sự đóng góp của các bên liên quan dưới các hình thức khác nhau.
Lê Thương
Là 1 trong 62 huyện nghèo nhất nước, trên 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, theo đó, công tác giáo dục và đào tạo ở huyện Trạm Tấu còn nhiều gian nan. Tuy nhiên, thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, coi trọng xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp dạy học nên chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện có nhiều chuyển biến rõ nét.
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 9/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.
Để nâng cao tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), góp phần hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT toàn dân, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Bình đã phối hợp với các ngành, các cấp tích cực triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển BHYT dành cho đối tượng là học sinh, sinh viên.
Là lực lượng tiên phong trong mọi phong trào, tuổi trẻ huyện Trạm Tấu hôm nay đã và đang phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ cha anh đi trước, chung tay tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.