Từ 1/7, chứng thực bản sao điện tử trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/6/2020 | 9:09:33 AM

Dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia là bước tiến lớn khi bản sao điện tử được chứng thực có giá trị như bản chính.

Ngày 1/7, cùng với 6 dịch vụ công khác, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ triển khai đồng loạt trên toàn quốc và là bước tiến lớn khi bản sao điện tử được chứng thực có giá trị như bản chính.

Cung cấp dịch vụ đặt lịch hẹn, giảm thời gian làm thủ tục

Qua gần 7 tháng đi vào vận hành, đến thời điểm hiện nay với 725 dịch vụ công trực tuyến cung cấp cho người dân, doanh nghiệp, Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) đã bước đầu được người dùng đón nhận, phát huy tốt chức năng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Để tiếp tục mang lại tiện ích cho người sử dụng, từ ngày 1/7 tới, 6 dịch vụ công chuẩn bị được tích hợp trên Cổng DVCQG bao gồm: (1) Chứng thực bản sao từ bản chính; (2) Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; (3) Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế; (4) Cấp đổi giấy phép lái xe cấp độ 4; (5) Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của cảnh sát giao thông (phạm vi toàn quốc); (6) Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông.

Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ), dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng DVCQG là dịch vụ được doanh nghiệp người dân rất quan tâm. Chính vì vậy, các bộ, cơ quan liên quan đã tích cực triển khai để dịch vụ được tích hợp đúng tiến độ.

Để triển khai dịch vụ này, Cục Kiểm soát TTHC đã tổ chức các cuộc họp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Ban Cơ yếu Chính phủ và VNPT để làm rõ về quy trình nghiệp vụ và phân quyền tham gia trong quá trình thực hiện dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, tuân thủ các quy định được quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về chứng thực.

Cho biết về quy trình thực hiện chứng thực điện tử, ông Ngô Hải Phan cho biết, sau khi người dân gặp cơ quan có thẩm quyền chứng thực (trực tiếp) và cung cấp bản chính hợp lệ, cơ quan thực hiện chứng thực kiểm tra (nghiệp vụ về chứng thực) và sử dụng dịch vụ chứng thực bản sao từ bản chính trên Cổng DVCQG để nhập lời chứng, ký số, đóng dấu theo thẩm quyền và trả cho người dân, doanh nghiệp.

Người dân, doanh nghiệp nhận bản chứng thực điện tử có đầy đủ lời chứng, chữ ký và con dấu của cơ quan có thẩm quyền tại tài khoản của mình trên Cổng DVCQG (kho quản lý dữ liệu điện tử) hoặc email trong trường hợp chưa có tài khoản.

Người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC khác có sử dụng bản sao điện tử được chứng thực chỉ cần dẫn tài liệu từ Kho quản lý dữ liệu điện tử hoặc đăng tải file đã nhận. Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính chính xác, toàn vẹn qua ứng dụng trên hệ thống.

Đối với người dân, doanh nghiệp, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng DVCQG cung cấp tiện ích đặt lịch hẹn với người dân, doanh nghiệp đến thực hiện chứng thực, giúp giảm thời gian chờ đợi khi thực hiện thủ tục.

Bản chứng thực điện tử có giá trị như bản chính

"Rất nhiều tiện ích thu lại khi triển khai dịch vụ chứng thực bản sao từ bản chính trên Cổng DVCQG", ông Ngô Hải Phan cho biết.

Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), như vậy, người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến hoàn toàn đối với đa số các TTHC đã được cung cấp trên môi trường điện tử, loại bỏ tình trạng phải nộp bản sao chứng thực/xuất trình bản giấy để xác minh lại hồ sơ hiện nay.

Bản sao chứng thực điện tử được ký số và đóng dấu bảo đảm tính nguyên vẹn, chính xác và có thể sử dụng lại nhiều lần.

"Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, trong năm 2019, số lượng bản sao chứng thực được thực hiện là trên 102 triệu bản, nếu sử dụng lại được 30% kết quả chứng thực, chi phí xã hội tiết kiệm được là 428,4 tỷ đồng/năm", ông Ngô Hải Phan cho biết.

Đối với các cơ quan, thực hiện toàn bộ quy trình cấp bản sao chứng thực từ bản chính trên hệ thống Cổng DVCQG, bảo đảm bản sao chứng thực được cấp ra là có đầy đủ các thông tin theo quy định, thống nhất về hình thức.

Bên cạnh đó, dùng chung dịch vụ thống nhất trên Cổng DVCQG, không cần xây dựng, cung cấp dịch vụ trên các hệ thống của bộ, ngành, địa phương, từ đó triển khai nhanh và tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng dịch vụ.

Cán bộ, công chức tiếp nhận bản sao điện tử đã chứng thực có thể dễ dàng kiểm tra tính toàn vẹn, chính xác để giải quyết cho thủ tục tiếp theo.

Nêu ý kiến tại cuộc họp triển khai dịch vụ công này vào đầu tháng 6/2020, đại diện Hiệp hội công chứng Việt Nam cho biết Hiệp hội ủng hộ dự thảo quy trình này. Hiệp hội hiện có trên 1.100 tổ chức hành nghề công chứng với trên 3.000 công chứng viên. Sau khi xã hội hóa tổ chức ngành nghề công chứng, hiện nay sự quá tải công chứng không còn như trước. Hiệp hội sẽ tiếp tục có những trao đổi, đóng góp hiệu quả vào triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, trong quá trình tiến tới xã hội số, nền kinh tế số, đẩy mạnh giao dịch điện tử thì việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính rất quan trọng bởi thay vì truyền thống chứng thực bản sao cấp kết quả giấy thì sẽ sử dụng dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng DVCQG và cấp bản sao điện tử, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

Ngày 1/7 tới, Văn phòng Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp báo công bố dịch vụ công trên Cổng DVCQG, giới thiệu về các dịch vụ công và lợi ích mang lại cho người dân và doanh nghiệp. Tại cuộc họp này, các cơ quan chức năng sẽ làm rõ hơn nữa về quy trình thực hiện dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng DVCQG./.
(Theo VOV)

Các tin khác
Bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (thứ 3, bên trái) trao đổi nghiệp vụ với đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.

Những năm qua, công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới luôn được Tỉnh ủy quan tâm, chỉ đạo trực tiếp; các cấp hội phụ nữ (HPN) tỉnh luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, sáng tạo trong lao động sản xuất và công tác, đạt nhiều thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Trình độ, năng lực, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên góp sức xây dựng quê hương đổi mới.

Bộ phận Phục vụ hành chính công thị trấn Cổ Phúc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

6 tháng đầu năm 2020, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) được UBND huyện Trấn Yên chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa là chính, công tác tự kiểm tra nội bộ, công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương... góp phần ngăn chặn, phòng ngừa các vụ việc tiêu cực, tham nhũng xảy ra.

Thanh niên Văn Yên ra quân làm đường giao thông nông thôn tại thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái.

Thực hiện Kế hoạch số 210 của Huyện ủy Văn Yên và Kế hoạch 182 của Tỉnh đoàn Yên Bái về thực hiện Chương trình hành động (CTHĐ) 190 của Tỉnh ủy, Huyện đoàn Văn Yên đã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết với những nội dung, phần việc cần tập trung thực hiện đảm bảo kế hoạch.

Học viên thực hành lớp đào tạo nghề sửa chữa xe máy

Những năm qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956 của Chính phủ luôn được huyện Mù Cang Chải xác định là nhiệm vụ trọng tâm, giúp cho người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập từng bước thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục