Phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát một số bệnh sơ sinh

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/12/2020 | 8:54:08 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030.

Chương trình được thực hiện trên cả nước với mục tiêu chung nhằm phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

90% trẻ sơ sinh được tầm soát bệnh

Chương trình phấn đấu đến năm 2030, 90% cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn và giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh) ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 70% năm 2030.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh) ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 90% năm 2030. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 90% năm 2030.

Đồng thời, phát triển cơ sở sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh ở bệnh viện chuyên khoa sản, sản - nhi hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh tại 56 tỉnh, thành phố năm 2030.

5 trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh khu vực và các trung tâm chuyên sâu hiện có được nâng cấp; phát triển thêm 2 trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh khu vực tại vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên vào năm 2025; 3 cơ sở sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh thuộc các cơ sở khám, chữa bệnh hiện có đạt chuẩn ngang tầm ASEAN vào năm 2025.

Mở rộng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ tư vấn, khám có chất lượng

Theo kế hoạch, chương trình sẽ thực hiện hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật; tuyên truyền vận động và huy động xã hội; phát triển mạng lưới dịch vụ; nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật mới; huy động nguồn lực và hợp tác quốc tế.

Trong đó, chương trình sẽ mở rộng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ có chất lượng về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh.

Đầu tư hoàn thiện mạng lưới sàng lọc trước sinh, sơ sinh. Đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các điểm, cơ sở, trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh, ưu tiên các địa bàn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng nhiễm chất độc dioxin.

Mở rộng các loại hình cung cấp dịch vụ của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn theo hướng bảo đảm mọi người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ cơ bản tại xã; được tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ. Giám sát chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế, bao gồm cả khu vực ngoài công lập. Thí điểm một số can thiệp, mô hình cung cấp dịch vụ tại khu công nghiệp, khu kinh tế và địa bàn có đối tượng khó tiếp cận…
(Theo HNMO)

Các tin khác

Nhân lúc thành phố đang thực hiện kiên cố lại hệ thống thoát nước, các phường, xã nên tập trung nhân lực tuyên truyền để giải tỏa ngay những công trình lấn chiếm. Có đúng là "nhất cử lưỡng tiện”?

Ông Đặng Hồng Quân - Trưởng Giám dòng họ Đặng (bên phải), tuyên truyền giáo dục về truyền thống dòng họ, lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa của người Dao.

Những năm qua, dòng họ Đặng ở thôn Khe Đát, xã Tân Đồng với nhiều hoạt động ý nghĩa trong phong trào xây dựng “Dòng họ học tập” đã trở thành điển hình tiêu biểu trong xây dựng dòng họ học tập của huyện Trấn Yên.

Mỗi kie lan đột biến chỉ dài khoảng 4 cm sẽ nhân được nhiều cây, mỗi cây bán vài chục triệu đồng. (Ảnh: Thủy Thanh)

Huy động lương hưu của 2 vợ chồng, mượn con cái được tổng gần 140 triệu đồng để mua 7 kie hoa, chăm sóc một thời gian, ông N mới ngã ngửa ra là mình bị lừa.

Các đội thi tham gia Hội thi “Hòa giải viên giỏi” huyện Yên Bình năm 2020.

Từ đầu năm đến nay, Ban Tuyên truyền tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tuyên truyền viên các xã, thị trấn đã thực hiện 328 buổi PBGDPL với 23.500 lượt người tham gia. 24/24 xã, thị trấn đã xây dựng và duy trì hoạt động tủ sách pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục