Yên Bái: Vì sức khỏe cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/12/2020 | 7:50:55 AM

YênBái - An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề cực kỳ quan trọng, vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe mỗi người dân. Do vậy, công tác này cần được các cấp, các ngành, địa phương thường xuyên quan tâm thực hiện, nhất là khi tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa lễ hội xuân 2021 đang đến gần.

Gắn tem sản phẩm tại HTX Nông nghiệp dịch vụ hữu cơ Trung Thành, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên.
Gắn tem sản phẩm tại HTX Nông nghiệp dịch vụ hữu cơ Trung Thành, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên.

Toàn tỉnh hiện có 8.890 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Hầu hết các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ, phương thức sản xuất, chế biến còn thủ công, chưa có điều kiện áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến. Bên cạnh đó, do là địa bàn cửa ngõ khu vực Tây Bắc nên Yên Bái chính là nơi trung chuyển, tiêu thụ thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn tồn tại một số phong tục, tập quán sinh hoạt, ăn uống lạc hậu... Đây là những nguy cơ mất ATTP.

 Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp nối kết quả những năm trước, năm 2020, cùng chỉ đạo thành lập các ban chỉ đạo ATTP từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, UBND tỉnh đã ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo tập trung vào các vấn đề lớn trong công tác quản lý ATTP. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã ban hành văn bản theo thẩm quyền quản lý.

Trong năm, việc xây dựng và triển khai các chương trình, đề án tiếp tục được quan tâm, trong đó: Đề án nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2021 với 39 dự án; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020 đã và đang triển khai thực hiện 30 dự án tại các địa phương... 

Để nâng cao nhận thức toàn xã hội về ATTP, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông tiếp tục được duy trì dưới nhiều hình thức. Việc cấp giấy phép ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh được các ngành chức năng quan tâm, qua đó, đến nay, cấp 592 giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; 15 giấy phép kinh doanh rượu, thuốc lá; 10 giấy phép xuất bản tài liệu; 2.187 cam kết ATTP... 

Là giải pháp mang tính quyết định, công tác thanh tra, kiểm tra ATTP được tăng cường. Năm 2020, ban chỉ đạo ATTP các cấp thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác ATTP trên địa bàn toàn tỉnh. 

Cụ thể, ngành y tế kiểm tra 5 cuộc, 134 cơ sở (liên ngành 3 cuộc 102 cơ sở; chuyên ngành 2 cuộc 32 cơ sở), đã xử lý vi phạm 31 cơ sở phạt vi phạm hành chính trên 80 triệu đồng; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra công tác y tế trường học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ; phục vụ 22 đợt kiểm tra, giám sát đảm bảo ATTP phục vụ các đoàn công tác tại tỉnh và đại hội đảng bộ các cấp, các sự kiện lớn; kiểm tra 24.072 suất ăn, lưu 1.422 mẫu thức ăn, 100% các bữa ăn đảm bảo ATTP. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra, thẩm định 192 cơ sở thuộc diện quản lý. 

Qua kiểm tra, đánh giá 79 cơ sở đạt yêu cầu, 70 cơ sở chưa đạt, không thực hiện phân xếp loại 1 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 2 cơ sở với số tiền phạt 6 triệu đồng. Ngành công thương chủ trì tổ chức 2 đợt kiểm tra ATTP tại 7/9 huyện thị xã, thành phố với 87 cơ sở, đề nghị dừng sản xuất để khắc phục tồn tại 10 cơ sở, đề nghị xử lý theo quy định 2 cơ sở, nhắc nhở 18 cơ sở. 

Trong năm, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh phát hiện, xử lý 32 vụ (1 tổ chức, 31 cá nhân) vi phạm pháp luật về ATTP; lập hồ sơ ra quyết định và chuyển cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính trên 90 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy 1.500 kg thịt vịt đông lạnh, 10 thùng bánh kẹo, 120 lít rượu, 75 kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 

Cục Quản lý thị trường kiểm tra 638 vụ, xử lý 494 vụ, phạt hành chính trên 365 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy thực phẩm không đảm bảo an toàn trị giá hàng hóa khoảng 149,9 triệu đồng. UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập đoàn thực hiện kiểm tra 3.243 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 46 cơ sở với số tiền trên 43 triệu đồng… thực hiện các biện pháp đảm bảo ATTP. 

Những kết quả đạt được trong công tác bảo đảm ATTP là rất đáng khích lệ, công tác quản lý từng bước đi vào nề nếp, ý thức của toàn xã hội về ATTP được nâng lên, trong năm, trên địa bàn toàn tỉnh không có vụ việc phức tạp, không có vụ ngộ độc lớn xảy ra. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước về chất lượng ATTP tuy có chuyển biến nhưng hiện chỉ mới tập trung giải quyết được một số vấn đề bức xúc, chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm theo một chiến lược dài hạn. Tại một số địa phương, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền trong việc chỉ đạo thực hiện sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng. 

Tuy được nâng lên song nhận thức về ATTP của một số người sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm cũng như người tiêu dùng chưa đầy đủ; một số địa phương còn những tập tục lạc hậu, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất ATTP. Toàn tỉnh chưa áp dụng nhiều vùng sản xuất nguyên liệu an toàn kết nối với hệ thống cung cấp thực phẩm sạch; việc kiểm soát giết mổ còn nhiều bất cập vì chưa có khu giết mổ tập trung đạt chuẩn…

 Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 08 của Ban Bí thư (khóa XI), Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP trong tình hình mới, bảo vệ sức khỏe người dân tốt nhất. Cùng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, truyền thông tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi nhận thức từ nhà quản lý đến người dân, thay đổi từ khâu sản xuất, chế biến, lưu thông đến tiêu dùng. Cần tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân qua đường dây nóng: 0964. 601.010. 

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất, thanh tra kiểm tra có trọng tâm, chú trọng xử lý nghiêm các vi phạm vào các đợt cao điểm như tết Nguyên đán, lễ hội đầu năm, Tháng hành động vì ATTP, tết Trung thu... Các ngành chức năng, các cấp chính quyền cần siết chặt quản lý các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vi phạm nhiều lần, ngăn chặn có hiệu quả thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 

Trong đó, tăng cường quản lý việc sử dụng các thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... nhằm ngăn chặn ô nhiễm thực phẩm trong sản xuất nông, ngư nghiệp, nghiên cứu và phổ biến công nghệ sản xuất sau thu hoạch…

Toàn tỉnh hiện có 1.453 cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm, 2.513 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 1.893 cơ sở dịch vụ ăn uống, 458 cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng trong nhà thuốc, 39 cơ sở nước uống đóng bình, đóng chai, nước đá dùng liền, 17 cơ sở nuôi trồng thủy sản, 1.094 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, 723 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, 700 cơ sở sản xuất rượu thủ công.

Nguyễn Đình

Tags Yên Bái sức khỏe cộng đồng mùa lễ hội Chỉ thị số 08 của Ban Bí thư

Các tin khác
Đại diện LĐLĐ thành phố Yên Bái và Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Đồng Tâm ký kết TƯLĐTT.

Đến 30/10/2020, trong tổng số 210 doanh nghiệp khu vực sản xuất, kinh doanh có 210 doanh nghiệp đủ điều kiện ký thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT); số doanh nghiệp có TƯLĐTT là 142, trong đó, 12 doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn có TƯLĐTT, đạt 0,57%. So với đầu nhiệm kỳ 2018 - 2023, tăng 104 bản TƯLĐTT, tỷ lệ doanh nghiệp có TƯLĐTT/ tổng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn là 67,6%.

Lãnh đạo Hội chữ thập đỏ tặng quà cho các hội viên là nạn nhân chất độc da cam Tết 2020. (Ảnh: Hoài Văn)

UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 3959/UBND-VX chỉ đạo về việc triển khai Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” năm 2021.

Cán bộ Trạm Y tế xã Việt Thành, huyện Trấn Yên tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho người dân.

Vừa qua, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Công văn số 3969 về việc tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, Chikungunya, Ziaka.

Hình ảnh nội soi vỏ thuốc sắc nhọn trong thực quản bệnh nhân

Vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Yên Bình đã cấp cứu kịp thời và gắp thành công vỏ thuốc sắc nhọn nguy cơ gây thủng ruột cho bệnh nhân Nguyễn Thị M, 52 tuổi ở thị trấn Yên Bình, có tiền sử tăng huyết áp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục