YênBái - Với nhiều người nước ngoài sống tại Việt Nam, tết Nguyên đán thật khác biệt và thú vị. Họ cũng tất bật dọn dẹp nhà cửa, thưởng thức các món ăn truyền thống và đi nhiều nơi để cảm nhận không khí tết.
|
Anh Pearlman Jesse Joseph - quốc tịch Mỹ thích thú với những khoảnh khắc lưu lại được ở Mù Cang Chải.
|
Pearlman Jesse Joseph - chàng trai trẻ người Mỹ sang Việt Nam làm giáo viên tại Trung tâm Tiếng Anh NewVision, thành phố Yên Bái rất thích thú với hình ảnh người Việt Nam tất bật chuẩn bị đón tết, đặc biệt là không khí tại các địa phương vùng cao.
Chính vì thế Jesse lựa chọn đón tết tại huyện vùng cao Mù Cang Chải để cảm nhận dư vị khác biệt, không khí tết ở những bản làng của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Anh lựa chọn Mù Cang Chải là điểm đến không chỉ bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của những thửa ruộng bậc thang mà còn bởi nét hồn hậu, hiếu khách của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.
Jesse chia sẻ: "Đến Mù Cang Chải vào dịp tết, tôi được sống cùng gia đình người Mông với nhiều thế hệ; được học gói bánh chưng, giã bánh dày và vui hội xuân cùng bà con dân bản. Ẩm thực của đồng bào có khác so với người thành phố nhưng tôi thấy tất cả các món ăn ở đây đều rất tuyệt vời. Đó thực sự là những kỷ niệm đẹp và thú vị. Đặc biệt sự kỳ vĩ của những thửa ruộng bậc thang khiến tôi đắm say đều được lưu trữ lại bằng ảnh để giới thiệu với bạn bè về điểm đến thú vị trong thời gian tới đây”.
Là chàng rể Yên Bái, anh Takahashi Yuto (Nhật Bản) chia sẻ tết Việt đem đến cho anh nhiều điều thú vị và bất ngờ. Mặc dù đã được ăn tết của người Việt Nam tại Nhật Bản nhưng khi được tận hưởng không khí đón tết tại Việt Nam, anh Yuto mới có dịp tìm hiểu sâu hơn về những nét văn hóa trong ngày đầu năm mới.
Anh Yuto hào hứng: "Tôi rất ấn tượng với tết cổ truyền ở Việt Nam bởi không khí nhộn nhịp, người dân nô nức đi mua sắm đồ dùng, trang hoàng nhà cửa. Về ăn tết cùng gia đình nhà vợ, tôi đi chợ hoa tết, học gói bánh chưng, làm lạp xường... Được trải nghiệm tết Nguyên đán tại Việt Nam cùng người thân khiến tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc”.
Và anh Yuto còn đặc biệt thích thú với tục xông đất vào thời khắc giao thừa và mừng tuổi đầu năm. Anh bảo, trong mùi hương trầm thoang thoảng ấm cúng, nhà nhà sum họp, cánh cửa rộng mở, người đến xông đất được chủ nhà mời tách trà ấm, hay dùng một ly rượu vang và rôm rả chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới rồi trao nhau những phong bao lì xì may mắn, thật ấm áp, thân tình.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một nét đẹp thiêng liêng, gắn bó trong tâm tư tình cảm không chỉ với mỗi con dân đất Việt mà còn là cầu nối gắn kết tình cảm giữa những con người đến từ các nền văn hóa khác nhau, tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong lòng bạn bè quốc tế về một đất nước Việt Nam giàu văn hóa, thân thiện và hiếu khách.
Thu Trang
Tags
Yên Bái
Mù Cang Chải
tết Việt
Nguyên đán
bánh chưng
bánh dày
Năm mới Tân Sửu 2021, hàng trăm hộ nghèo, người có công trên địa bàn huyện Yên Bình sẽ đón xuân trong những căn nhà mới. Đó là những ngôi nhà được triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Họ gọi đó là những ngôi nhà “Nghị quyết 08” ấm áp nghĩa tình.
Với quyết tâm không để những gia đình chính sách, người có công với cách mạng phải ở trong những căn nhà tạm, nhà tranh tre, nứa lá, những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Yên Bình đã tăng cường công tác tuyên truyền khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Với tinh thần “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, dịp tết Nguyên đán Tân Sửu này, huyện Văn Chấn đặc biệt quan tâm đến các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.
Huyện Văn Yên hiện có trên 1.680 hộ nghèo. Để đảm bảo 100% hộ nghèo trên địa bàn huyện được nhận quà trong dịp Tết, UBND huyện Văn Yên đã thành lập 25 đoàn công tác đi kiểm tra, thăm hỏi và tặng quà. Đây cũng là năm đầu tiên huyện mở rộng thêm các đối tượng tặng quà như: người khiếm thị, người cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn.