Lục Yên: Giúp nông dân có nghề

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/2/2021 | 2:05:23 PM

YênBái - Hiện nay, huyện Lục Yên có trên 70.160 người trong độ tuổi lao động, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm gần 70%. Kết quả này có được là nhờ trong những năm qua, Lục Yên đã đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nhờ học nghề chế tác đá, nhiều lao động ở Lục Yên đã có việc làm ổn định.
Nhờ học nghề chế tác đá, nhiều lao động ở Lục Yên đã có việc làm ổn định.

Hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển địa phương, nhất là ở khu vực nông thôn là mục tiêu mà Lục Yên xác định trong đào tạo và dạy nghề cho LĐNT để họ có kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuyển đổi nghề sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. 

Đồng chí Hoàng Thị Thủy - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Lục Yên cho biết: "Công tác đào tạo nghề cho LĐNT nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ sở dạy nghề, chính quyền địa phương. Các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Công tác kiểm tra, giám sát và chế độ báo cáo được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đào tạo nghề cho LĐNT đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu LĐNT, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp - xây dựng, dịch vụ”. 

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo của huyện, các xã đã xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể và đăng ký nhu cầu đào tạo với huyện. Các cơ sở dạy nghề thực hiện nghiêm túc, thuê địa điểm mở lớp, cung cấp tài liệu giáo trình, sách vở ghi chép đầy đủ cho học viên, phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với yêu cầu của lớp học. 

Đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT đã từng bước thay đổi nhận thức của người lao động, nông dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật an toàn vào sản xuất từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân. Các nghề phi nông nghiệp được đào tạo trên địa bàn huyện như: đan rọ tôm, làm tranh đá quý, chạm khắc đá, xây dựng, nghề may, sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa máy nông cụ… 

Sau khi được đào tạo, số lao động này tham gia các tổ, đội sản xuất như: đội xây dựng, cơ sở sản xuất tranh đá quý, chế tác đá nâng cao thu nhập, nghề đan rọ tôm có việc làm thường xuyên. 

Một số nghề như sửa chữa điện dân dụng, sửa máy nông cụ hiện nay chủ yếu là phục vụ nhu cầu của hộ gia đình và dân cư nơi cư trú. Đối với nghề may sau khi được đào tạo đã giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp, cơ sở may mặc. 

Tiêu biểu là nhóm xây dựng Triệu Văn Thám ở thôn Nà Bái, xã Mường Lai, gồm 10 thành viên. Nhóm tham gia học nghề xây dựng, sau khi học xong nhóm có việc làm thường xuyên, công việc ổn định hơn. 

Sau khi được học nghề chăn nuôi - thú y, hộ ông Cù Huy Hoàng ở thôn Làng Già, xã Yên Thắng xây dựng mô hình chăn nuôi gà. Ông Hoàng cho biết: "Gia đình tôi xây dựng mô hình chăn nuôi gà, diện tích chuồng nuôi 100 m2 được xây dựng kiên cố, đảm bảo về diện tích và vệ sinh môi trường. Tôi nuôi 1 năm 2 lứa, mỗi lứa 1.000 con. Tỷ lệ nuôi sống đến khi xuất bán ước đạt 95%. Sản lượng xuất chuồng 1 năm đạt khoảng 3.800 kg”.

Công tác đào tạo nghề ở Lục Yên hàng năm đều vượt so với chỉ tiêu kế hoạch giao. Có tới hơn 90% các lớp dạy nghề cho LĐNT được mở tại các xã, thị trấn cho phù hợp với nhu cầu đi lại của người học, nhiều lớp dạy nghề được triển khai ở các thôn, bản, xã vùng sâu, vùng xa. 

Quy mô đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng tăng, chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Đã xây dựng được nhiều mô hình dạy nghề cho LĐNT có hiệu quả, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế ở từng địa phương. 

Dạy nghề bước đầu gắn kết với nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp như: nghề may công nghiệp, điện dân dụng, xây dựng, gò, hàn, nhiều lao động sau khi học nghề đã được giới thiệu và đi làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh, một số lao động đã tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài, mang lại việc làm bền vững cho người lao động.

Đào tạo nghề theo yêu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường, của doanh nghiệp, của người dân nông thôn. Các lớp đào tạo nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn nhất định, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định, hoàn thành tốt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu LĐNT, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Lục Yên.

Năm 2020, Lục Yên đã mở 19 lớp đào tạo nghề, trong đó có 14 lớp nghề nông nghiệp và 5 lớp nghề phi nông nghiệp. Công tác đào tạo nghề cho LĐNT thời gian qua đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 64,74% năm 2019 lên 68% năm 2020. Kết quả chuyển dịch cơ cấu nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, năm 2019, toàn huyện có 781 lao động và năm 2020 là 885 lao động đã chuyển từ nghề nông nghiệp sang các nghề phi nông nghiệp.


Thành Trung

Tags Lục Yên đào tạo nghề lao động nông thôn

Các tin khác
Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy tặng quà gia đình chính sách tại xã Phú Thịnh.

Huyện Yên Bình hiện có gần 1.000 gia đình chính sách người có công, trên 3.000 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng, 987 hộ nghèo.

Ảnh: Internet

Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 170/2016/TT-BQP quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

Anh Pearlman Jesse Joseph - quốc tịch Mỹ thích thú với những khoảnh khắc lưu lại được ở Mù Cang Chải.

Với nhiều người nước ngoài sống tại Việt Nam, tết Nguyên đán thật khác biệt và thú vị. Họ cũng tất bật dọn dẹp nhà cửa, thưởng thức các món ăn truyền thống và đi nhiều nơi để cảm nhận không khí tết.

Niềm vui đón xuân bên ngôi nhà mới của vợ chồng anh Hoàng Văn Huấn.

Năm mới Tân Sửu 2021, hàng trăm hộ nghèo, người có công trên địa bàn huyện Yên Bình sẽ đón xuân trong những căn nhà mới. Đó là những ngôi nhà được triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Họ gọi đó là những ngôi nhà “Nghị quyết 08” ấm áp nghĩa tình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục