Giáo sư Nguyễn Tài Thu, bậc thầy châm cứu, qua đời

  • Cập nhật: Chủ nhật, 14/2/2021 | 8:49:58 PM

Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, qua đời sáng 14/2, mùng 3 Tết, hưởng thọ 90 tuổi.

GS. Nguyễn Tài Thu là cây đại thu trong lĩnh vực châm cứu tại Việt Nam
GS. Nguyễn Tài Thu là cây đại thu trong lĩnh vực châm cứu tại Việt Nam

Theo thông tin từ gia đình, Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, đã qua đời sáng nay 14/2, mùng 3 Tết, hưởng thọ 90 tuổi.

Giáo sư Nguyễn Tài Thu sinh ngày 4/6/1931 tại thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông là bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực đông y, đặc biệt về châm cứu chữa bệnh. Ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Anh hùng Lao động của Việt Nam.

Đương thời ông giữ chức Phó chủ tịch Hội Châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam và Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Ông có quan hệ về khoa học kỹ thuật với 38 nước trên thế giới, là Giáo sư, Tiến sĩ danh dự của 16 trường đại học nước ngoài.

Năm 1952 khi ông sang Trung Quốc học châm cứu. Trở về Việt Nam, GS Thu đã góp công lớn làm hưng thịnh lại lĩnh vực châm cứu. Đầu những năm 1980, Bộ Y tế ra quyết định thành lập Viện Châm cứu Việt Nam, đến năm 2003 đổi tên là Bệnh viện Châm cứu trung ương. GS Thu đã làm việc tại đây ở vị trí viện trưởng, sau này là giám đốc bệnh viện đến năm 2007.

Khi còn sống, Giáo sư Nguyễn Tài Thu luôn tâm huyết, châm cứu là phương pháp điều trị y học cổ truyền không tốn kém chi phí, không đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, mang đến hiệu quả cao, điều trị nhiều bệnh lý cấp tính và mạn tính. Đó cũng chính là lý do Giáo sư khởi xướng trường phái Tân châm và đi theo y học cổ truyền, ứng dụng tinh hoa dân tộc.

GS Thu và các đồng sự cũng đã đi Pháp, Nga và nhiều nước giảng dạy và thành lập cơ sở điều trị châm cứu, làm rạng danh lĩnh vực châm cứu của Việt Nam.
 
Đến cuối đời, GS tiếp tục cống hiến thông qua hoạt động tại Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, ông cũng là phó chủ tịch Liên đoàn Châm cứu thế giới.

Gia đình giáo sư cho biết tang lễ sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

(Theo VTC)

Các tin khác
Vợ ông Trần Đức Kha, 71 tuổi ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái gọi  video call với anh con trai lớn đang công tác tại Hà Nội, vì dịch mà không thể về sum họp cùng gia đình tết Nguyên đán này.

Ngày Tết trong văn hóa người Việt là sự sum họp, là cảm giác quây quần của tình thân và chia sẻ những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình. Thế nhưng trước tết năm Tân Sửu chỉ vài ngày, làn sóng thứ 3 của dịch Covid-19 hoành hành tại một số tỉnh, thành trong cả nước khiến cho cuộc đoàn tụ của nhiều gia đình đã không thể thực hiện, nhiều người con đã không thể trở về nhà vào dịp Tết này.

Các mặt hàng thực phẩm, đồ dùng sau Tết Nguyên đán sức tiêu thụ kém không phải là điều đáng ngạc nhiên khi nền kinh tế còn khó khăn, đặc biệt, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên người dân hạn chế tụ tập đông người, nhà nào ăn tết nhà nấy nên mặc dù giá thành ổn định, hàng hóa phong phú nhưng sức mua chưa cao.

Thời gian qua, thành phố Yên Bái luôn nỗ lực để mang một cuộc sống chất lượng hơn đến người dân. Điều đó được thể hiện rõ ở những không gian sống văn minh xanh, sạch, đẹp đang ngày càng xuất hiện nhiều nơi trên địa bàn thành phố.

Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức chăm sóc cho bệnh nhân bị chấn thương do pháo tự chế phát nổ.

Theo báo cáo công tác y tế 3 ngày nghỉ Tết của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), từ 7h sáng 10-2 (tức 29 Tết) đến 7h sáng 13-2 (tức mùng 2 Tết Nguyên đán Tân Sửu), các cơ sở khám, chữa bệnh đã thường trực cấp cứu, đón gần 7.300 em bé chào đời, thực hiện khám, cấp cứu cho trên 125.400 bệnh nhân, giảm 50% so với Tết năm ngoái. Đáng chú ý, các loại cấp cứu như: Tai nạn đánh nhau, tai nạn giao thông, ngộ độc... đều giảm so với Tết năm ngoái, chỉ có tai nạn pháo nổ tăng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục