Việt Nam chiến thắng COVID-19, chấm dứt bệnh lao

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/3/2021 | 5:57:36 AM

“Chúng ta đã và đang thành công trong cuộc chiến phòng, chống COVID-19, vậy nếu chúng ta cũng chung sức, đồng lòng phòng, chống bệnh lao như chống ‘giặc COVID-19’ thì chúng ta cũng có thể gặt hái được những thành công.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại sự kiện hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3 và phát động ủng hộ quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (quỹ PASTB).
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại sự kiện hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3 và phát động ủng hộ quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (quỹ PASTB).

Tối 23/3, Chương trình chống lao Quốc gia và Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3 và phát động ủng hộ quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (Quỹ PASTB). 

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, đến hôm nay, thế giới đã ghi nhận gần 125 triệu người mắc COVID-19 và hơn 2,7 triệu người đã tử vong. Nếu như COVID-19, một căn bệnh mới có vaccine, chưa có thuốc đặc trị, vào lúc cao điểm đã cướp đi sinh mạng của khoảng 10.000 người/ngày, thì bệnh lao hằng ngày cũng khiến khoảng 4.000 người trên toàn cầu tử vong, trong khi lao là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị khỏi. 

"Chúng ta đã và đang thành công trong cuộc chiến phòng, chống COVID-19, vậy nếu Việt Nam chúng ta cũng chung sức, đồng lòng phòng, chống bệnh lao như chống ‘giặc COVID-19’ thì chúng ta cũng có thể gặt hái được những thành công như trong ngăn chặn đại dịch COVID-19 hơn 1 năm qua”, Thứ trưởng chia sẻ.

Ông Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là 1 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Hằng năm ước tính có 170.000 ca mắc mới, hơn 11.000 ca tử vong (theo báo cáo của tổ chức WHO năm 2020). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình người có bệnh lao phải đối mặt với những chi phí quá lớn, ước tính chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hằng năm của cả hộ gia đình. Hơn nữa, 70% người mắc lao đang trong độ tuổi lao động. Điều này có nghĩa là một số người mắc bệnh lao không dám chữa bệnh vì không có tiền. Bệnh lao thực sự là vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế của từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. 

Vì vậy, đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững. Bệnh lao là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Năm nay, chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống lao của nước ta là "Việt Nam chiến thắng COVID - Chấm dứt bệnh lao”. 

Để chấm dứt bệnh lao, vấn đề quan trọng và cốt lõi hiện nay là phải phát hiện sớm bệnh. Nếu được phát hiện sớm bệnh, được điều trị kịp thời thì sẽ có trên 90% người mắc bệnh lao thường sẽ khỏi bệnh, trên 75% người mắc lao kháng thuốc sẽ khỏi bệnh. Việc phòng chống bệnh lao cần phải được phát hiện sớm, điều trị sớm, thậm chí cách ly tương tự như COVID-19, để chấm dứt hoàn toàn bệnh lao ở nước ta. 

"Những kinh nghiệm từ cuộc chiến chống COVID-19 ở Việt Nam cho thấy, Việt Nam có đủ mọi tiền đề và điều kiện để chiến thắng bệnh lao, nếu chúng ta huy động được sự vào cuộc của toàn bộ xã hội, từ chính quyền các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội, cho tới cộng đồng và từng người dân. Nếu chúng ta đoàn kết, chung tay, chủ động, tích cực và có những hoạt động truyền thông sáng tạo thì chúng ta chắc chắn sẽ tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Nhân dịp này, Thứ trưởng cũng kêu gọi các cá nhân, tổ chức hưởng ứng tích cực chiến dịch nhắn tin ủng hộ Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao – PASTB thông qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400. Mỗi tin nhắn 20.000 đồng. Đây là một quỹ xã hội, từ thiện, phi lợi nhuận, nhằm hỗ trợ chăm sóc, dự phòng, điều trị cho người bệnh lao, người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao trên toàn quốc. Quỹ này do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập năm 2018. Tính đến tháng 12/2020, Quỹ đã hỗ trợ cho 2.560 lượt người bệnh với tổng số tiền hơn 5,7 tỷ đồng.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã trao tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân cho PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia. 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Các cán bộ Đoàn tiêu biểu được trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2021.

Giải thưởng góp phần tạo động lực để đội ngũ cán bộ Đoàn không ngừng rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành, đóng góp trí tuệ, sức trẻ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Các tiết mục tham dự Liên hoan có sự đầu tư công phu về nội dung, hình thức thể hiện.

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021), tối 23/3, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái tổ chức Liên hoan “Tìm kiếm tài năng nghệ thuật thanh thiếu nhi” năm 2021.

Đoàn viên thanh niên thị trấn Cổ Phúc quét dọn Nghĩa trang liệt sỹ trung tâm huyện.

Các công trình, phần việc tiêu biểu như: công trình nhà nhân ái cho 1 hộ nghèo xã Hưng Thịnh; 2 công trình "Thắp sáng đường quê" với chiều dài 4km tại 2 xã Tân Đồng và Việt Hồng; hỗ trợ kinh phí mở rộng hội trường thôn; tổ chức ngày "Chủ nhật xanh”...

Hình minh họa

Anh chị ấy mua mảnh đất giữa xóm, xây cất ngôi nhà rồi dọn về ở từ trước tết Nguyên đán. Là thành viên mới của một cụm dân cư, chủ yếu là lao động tự do, cán bộ hưu và viên chức, anh chị ấy đã làm được những việc tuy nhỏ nhưng thay đổi nếp nghĩ của nhiều người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục