Phòng, chống lao năm 2021: “Đồng hồ đã điểm”

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/3/2021 | 5:57:40 AM

Đây là chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2021. Nhân dịp này, WHO kêu gọi tăng cường ứng phó với bệnh lao thông qua thực hiện các ưu tiên nhằm đưa thế giới đi đúng hướng, đạt được các chỉ tiêu đã đề ra vào năm 2022; xa hơn nữa là phù hợp với nỗ lực tăng cường ứng phó với đại dịch COVID-19 và bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Các ưu tiên mà WHO đưa ra là: Duy trì cam kết từ các lãnh đạo cấp cao nhằm vận động nguồn kinh phí bền vững dành cho bệnh lao; khẳng định lại cam kết thực hiện Tuyên bố chính trị của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2018 về bệnh lao, vạch ra tiến trình và các bước tiếp theo, đồng thời bày tỏ ủng hộ đối với đề xuất của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về việc tổ chức cuộc họp cấp cao tiếp theo về bệnh lao vào năm 2023.

Ưu tiên tiếp theo là thúc đẩy tiếp cận trách nhiệm đa ngành nhằm chấm dứt bệnh lao; hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu để bảo đảm tất cả những người mắc lao đều được hưởng dịch vụ chăm sóc chất lượng với giá cả phải chăng và giải quyết những thách thức chưa được báo cáo; mở rộng hoạt động phát hiện chủ động kết hợp với điều trị dự phòng lao; tăng cường sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng và người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao.

Nhân Ngày Thế giới phòng, chống lao (24/3), Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã gửi thư tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao, bày tỏ đánh giá cao kết quả phòng, chống lao của Việt Nam thời gian qua.

Theo WHO, lao là một bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Mỗi ngày, gần 4.000 người đã tử vong do lao và gần 30.000 người bị ảnh hưởng về sức khỏe do mắc lao. Năm 2015, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã cam kết chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

Tại cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về công tác chống lao năm 2018, lãnh đạo các quốc gia thành viên đã tái khẳng định chương trình nghị sự về phát triển bền vững, quyết tâm chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Chương trình hướng tới chẩn đoán và điều trị thành công 40 triệu người mắc lao từ năm 2018-2022...

Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao, gánh nặng bệnh lao đã giảm đáng kể. Trong năm 2020, tỉ lệ phát hiện bệnh lao đã giảm 3,1%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Nếu chúng ta muốn hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra vào năm 2022 và mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 thì việc đẩy nhanh các hoạt động trên toàn cầu là rất cần thiết.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại sự kiện hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3 và phát động ủng hộ quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (quỹ PASTB).

“Chúng ta đã và đang thành công trong cuộc chiến phòng, chống COVID-19, vậy nếu chúng ta cũng chung sức, đồng lòng phòng, chống bệnh lao như chống ‘giặc COVID-19’ thì chúng ta cũng có thể gặt hái được những thành công.

Các cán bộ Đoàn tiêu biểu được trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2021.

Giải thưởng góp phần tạo động lực để đội ngũ cán bộ Đoàn không ngừng rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành, đóng góp trí tuệ, sức trẻ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Các tiết mục tham dự Liên hoan có sự đầu tư công phu về nội dung, hình thức thể hiện.

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021), tối 23/3, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái tổ chức Liên hoan “Tìm kiếm tài năng nghệ thuật thanh thiếu nhi” năm 2021.

Đoàn viên thanh niên thị trấn Cổ Phúc quét dọn Nghĩa trang liệt sỹ trung tâm huyện.

Các công trình, phần việc tiêu biểu như: công trình nhà nhân ái cho 1 hộ nghèo xã Hưng Thịnh; 2 công trình "Thắp sáng đường quê" với chiều dài 4km tại 2 xã Tân Đồng và Việt Hồng; hỗ trợ kinh phí mở rộng hội trường thôn; tổ chức ngày "Chủ nhật xanh”...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục