Lớp học nhân ái ở Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/4/2021 | 8:40:18 AM

YênBái - Nhằm giảm tỷ lệ mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải đã tổ chức lớp học nhân ái cho phụ nữ vùng đồng bào DTTS hai xã Púng Luông và Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải.

Phụ nữ dân tộc Mông tham gia lớp học nhân ái.
Phụ nữ dân tộc Mông tham gia lớp học nhân ái.

Đúng 19 giờ, tối thứ Sáu hàng tuần, dù sau một ngày làm việc vất vả nhưng 45 học viên của hai lớp học nhân ái tại huyện Mù Cang Chải vẫn tập trung đông đủ cùng đánh vần, ghép chữ. Những đôi bàn tay bao năm quen cuốc ruộng, làm nương đã thô cứng nay cầm bút nắn nót từng nét chữ vẫn còn ngượng nghịu, chưa tròn. 

Chị Lù Thị Tàng, sinh năm 1975 ở bản Púng Luông thật thà cho biết: "Trước đây mình đi lấy chồng sớm, do điều kiện kinh tế gia đình cũng như nhận thức còn kém nên mình không được học chữ. Không biết chữ, mỗi lần lên xã làm giấy tờ mình đều phải nhờ người dịch hộ rồi lăn tay điểm chỉ. Được đi học cái chữ mình phấn khởi lắm. Giờ mình đã biết đọc, biết viết tên mình rồi”. 

Còn chị Thào Thị Su, sinh năm 1977 cũng tham gia lớp học nhân ái thì chia sẻ: "Ngoài việc học trên lớp cùng thầy giáo, về nhà tranh thủ những lúc nghỉ ngơi ngoài nương mình vẫn đem theo vở để tập viết, hôm nào không đem bút vở mình lấy que vạch xuống đất tập cho quen tay. Đã dẹp bỏ ngại ngùng đi học thì mình quyết tâm phải đem được con chữ về nhà”. 

Học viên của lớp học nhân ái 100% là đồng bào dân tộc Mông điều kiện kinh tế và nhận thức có nhiều hạn chế, vì vậy, công việc giảng dạy cho lớp học cũng gặp nhiều khó khăn. 

Bà Nguyễn Thị Hiên - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Mù Cang Chải cho biết: "Các học viên đều là phụ nữ, hầu hết lớn tuổi và đã lập gia đình vì vậy, nhận thức không còn được nhanh nhạy như lớp trẻ. Cũng vì là thế, để nhận được sự thông cảm và đồng ý của người chồng nên phía nhà trường đã bố trí một thầy giáo và một cô giáo đứng lớp. Dù còn nhiều khó khăn nhưng bù lại tất cả đều rất chăm chỉ, cố gắng thu xếp công việc đi học đều, đúng giờ, cần cù, chăm chỉ”. 

Để không ảnh hưởng nhiều đến lao động sản xuất và sinh hoạt của học viên, lớp học được tổ chức vào các tối thứ Sáu và ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần.

Tham gia lớp học nhân ái cùng với việc được hỗ trợ đầy đủ đồ dùng học tập như cặp sách, bút, vở, mỗi học viên còn được hỗ trợ áo khoác, đèn pin, áo mưa, ủng. 

Được phân công phụ trách dạy lớp học nhân ái tại xã Púng Luông, thầy giáo Vũ Văn Tuân - giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Púng Luông cho biết: Các học viên được học tiếng Việt và Toán cơ bản. Giáo án chương trình được giáo viên hoàn chỉnh dựa trên nhu cầu thực tế và trình độ của học viên. Vì vậy, chương trình xóa mù chữ trước tiên sẽ giúp bà con biết đọc, biết viết, biết tính toán, sau đó là biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật. 

"Bên cạnh đó, để tạo tâm lý thoải mái giúp học viên tiếp thu bài tốt, sau mỗi giờ giải lao chúng tôi còn quan tâm trò chuyện, hỏi thăm đời sống của học viên. Đồng thời, tranh thủ tuyên truyền người dân phát triển kinh tế gia đình, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan” - thầy Tuân nói.

Lớp học nhân ái đã góp phần nâng cao năng lực, kiến thức cho phụ nữ vùng cao, từ đó, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao việc tiếp nhận chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Lê Huyền

Tags Mù Chải Chải lớp xóa mù khuyến học khuyến tài

Các tin khác
Lãnh đạo Hội CCB tỉnh Yên Bái đã trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Là một trong những tổ chức hội luôn đi đầu trong hoạt động vì cộng đồng, những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh đã có nhiều đóng góp cho hoạt động nâng cao chất lượng công tác khuyến học, khuyến tài (KHKT) trên địa bàn tỉnh.

Chiều 20/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Bệnh viện Việt Đức khai trương Hệ thống hỗ trợ y tế từ xa (Telemedicime) thuộc Dự án hỗ trợ y tế từ xa tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và một số bệnh viện địa phương sử dụng vốn ODA của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những tiện ích, công nghệ số hiện đại, phần mềm ứng dụng phong phú đã làm thay đổi diện mạo, dần "số hóa" những cuốn sách truyền thống và điều đó cũng làm thay đổi thói quen đọc sách của mỗi người.

Ung thư phổi rất khó phát hiện sớm do dấu hiệu khởi phát nghèo nàn, chụp Xquang thường không phát hiện được khối u kích cỡ nhỏ.

Ung thư phổi đứng thứ hai tại Việt Nam về số ca mắc và tử vong, nhưng trên 75% bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn. Số liệu WHO năm 2020 công bố, Việt Nam có thêm hơn 26.200 ca mắc mới ung thư phổi và gần 24.000 ca tử vong, xếp thứ 2 sau ung thư gan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục