Yên Bái: Nâng cao chất lượng dân số từ khi trẻ chào đời

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/5/2021 | 7:47:28 AM

YênBái - Vấn đề nâng cao chất lượng dân số bao trùm rất rộng, được thực hiện bắt đầu từ khi đứa trẻ chưa chào đời. Không ít người vẫn cho rằng "bố mẹ khỏe, ắt con cũng khỏe” nên đã chủ quan bỏ qua việc sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

Một buổi tuyên truyền về chính sách dân số và phát triển ở huyện Văn Chấn.
Một buổi tuyên truyền về chính sách dân số và phát triển ở huyện Văn Chấn.

>>Yên Bái: Hiệu quả từ các nghị quyết về công tác dân số

>>Mù Cang Chải nỗ lực trong công tác dân số

>>Công tác dân số ở Yên Bái: Cần giải pháp quyết liệt, đồng bộ, phù hợp


Tiêu chí đầu tiên đánh giá chất lượng dân số chính là việc bảo đảm một thế hệ khỏe mạnh ngay từ khi chào đời. Bởi vậy, để chuyển trọng tâm của công tác dân số từ dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) sang dân số và phát triển, cần thực hiện sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh.

Xuất phát từ thực tế ấy, nhiều năm nay, Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân đã được hỗ trợ triển khai. Đối với Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh, từ 20 xã thực hiện trong năm 2013 đến năm 2020, Chương trình đã được mở rộng triển khai trên toàn tỉnh. 

Chi cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức tập huấn kỹ thuật lấy máu gót chân cho cán bộ tham gia chương trình của Bệnh viện Sản - Nhi Yên Bái, trạm y tế và trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố; tập huấn kỹ năng tư vấn cho 229 cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện và cơ sở; cấp 2 máy siêu âm màu, 7 máy siêu âm xách tay đen trắng cho trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố; cung cấp trên 5.000 tờ rơi tuyên truyền tại địa bàn các xã triển khai chương trình... đã góp phần tích cực thay đổi nhận thức cho nhân dân. 

Chị Nguyễn Thị Đoan Trang ở thành phố Yên Bái chia sẻ: "Trong lúc mang thai, tôi thường xuyên đi siêu âm, thăm khám thai định kỳ. Nhiều người bảo tôi vậy là đủ rồi cần gì bỏ tiền ra lấy máu gót chân nữa vì chi phí khá cao - 2,2 triệu đồng để sàng lọc 73 bệnh nhưng tôi vẫn quyết làm cho con. Đến khi nhận kết quả, mọi thứ đều bình thường tôi mới thật sự an tâm”. 

Năm 2015 - 2020, các cơ sở y tế đã tư vấn và lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh cho 4.841 trẻ sơ sinh (bằng 12,3% tổng số trẻ sinh); thực hiện 19.785 ca siêu âm sàng lọc trước sinh (bằng 50,2% tổng số trẻ sinh). Việc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng được quan tâm triển khai bằng các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa về sức khỏe sinh sản, KHHGĐ vị thành niên, thanh niên tại các trường học. 

Theo đó, ngành dân số đã phối hợp tổ chức được 566 buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề; 139 buổi sinh hoạt ngoại khóa; 2.723 buổi tuyên truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn, bản; thành lập 197 câu lạc bộ "Tiền hôn nhân” với 5.773 thành viên tham gia, duy trì được 5.910 buổi sinh hoạt với trên 173.000 lượt người tham dự; cung cấp 15.276 tờ rơi, 573 cuốn cẩm nang và 7.079 tài liệu truyền thông tại địa bàn triển khai mô hình; thực hiện tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn cho trên 19.000 người.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2030: tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%; tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến đạt 70%; tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh, tật bẩm sinh phổ biến đạt 90%; 70% các cơ sở y tế tuyến huyện trở lên đủ năng lực cung cấp dịch vụ và 70% các cơ sở y tế tuyến xã, phường thị trấn có điểm cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, sàng lọc trước sinh và sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn.

Hoài Anh

Tags nâng cao chất lượng dân số dân số từ dân số kế hoạch hóa gia đình

Các tin khác
Cán bộ xã Thạch Lương tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của người dân kịp thời, nhanh gọn.

Thời gian qua, HĐND, UBND thị xã và 14 xã, phường không ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tự kiểm tra, rà soát 1.911 văn bản hành chính do HĐND, UBND thị xã ban hành; 1.742 văn bản hành chính do HĐND, UBND 14 xã, phường ban hành.

Em Nguyễn Thu Hà ở tổ dân phố Cầu Đền, phường Nam Cường được nhận hỗ trợ hàng tháng từ nhóm thiện nguyện.

Hiện, phường Nam Cường có 911 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó có 1 trẻ mồ côi, 5 trẻ khuyết tật, 2 trẻ nhiễm HIV, 12 trẻ em nghèo. Đều đặn mỗi năm, Quỹ Bảo trợ trẻ em phường vận động ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân khoảng 17 triệu đồng.

Cán bộ TAND huyện Trấn Yên trao đổi nghiệp vụ công tác xét xử.

Tòa án nhân dân huyện luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng để nâng cao chất lượng truy tố, xét xử nghiêm minh cũng như sự khoan hồng của pháp luật đối với từng bị cáo, đảm bảo tính răn đe và phòng chống tội phạm.

Đồng chí Lê Thị Thanh Bình - Giám đốc Sở VHTT&DL thăm, tặng quà gia đình được hỗ trợ đã thoát nghèo tại xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ.

Năm 2020, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTT&DL) Yên Bái đã triển khai các dự án bảo tồn, phục dựng làng nghề, lễ hội truyền thống, cấp sản phẩm văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã khu vực III, các trường dân tộc nội trú… với tổng số tiền trên 3,8 tỷ đồng....

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục