Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/6/2021 | 7:44:25 AM

YênBái - Từ năm 2011, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới được triển khai, trong đó mục tiêu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động là nội dung được đặc biệt quan tâm.

Đào tạo nghề, tạo việc làm là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ nông thôn.
Đào tạo nghề, tạo việc làm là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ nông thôn.

Nhờ đó, từ năm 2011-2020, toàn tỉnh đã có hơn 80.000 lao động nữ được giải quyết việc làm, chiếm 43,3% tổng số lao động được giải quyết việc làm của toàn tỉnh; lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật là 66.480 người; 100% phụ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức với 734 tỷ đồng thông qua 954 tổ tín dụng cho 27.872 phụ nữ vay vốn; tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp là 26,6%. Để có được kết quả đó, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức chính trị với địa phương, doanh nghiệp và người lao động. 

Để giảm khoảng cách giới, tăng khả năng tiếp cận thông tin trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tỉnh đã xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động, tư vấn việc làm và cơ hội đầu tư. Cục Thống kê tỉnh phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn công tác thống kê, tổng hợp cho các ngành, địa phương cần có sự tách biệt giới trong từng lĩnh vực quản lý. 

Qua đó so sánh, đánh giá được tỷ lệ nam - nữ tham gia hoạt động kinh tế, lao động; tổ chức điều tra cung - cầu lao động, nhập dữ liệu, tổng hợp báo cáo kết quả điều tra cung - cầu lao động phục vụ công tác quản lý và xây dựng bản tin thị trường lao động. 

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm; tiếp nhận và giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp cấp huyện, trường nghề tích cực tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu, hội chợ việc làm trên các trang mạng xã hội, các chương trình xuất khẩu lao động, kết nối doanh nghiệp với lao động ở địa phương... 

Các ngành chức năng của tỉnh còn hướng dẫn, cụ thể hóa việc thực hiện Luật Bình đẳng giới trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về tài chính. Các quy định về bình đẳng giới khi tuyển dụng, chế độ tiền công, tiền lương, tiền thưởng được thực hiện nghiêm. Các chính sách đối với lao động nữ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được đảm bảo thực hiện. 

Về cơ bản các điều kiện vệ sinh an toàn cho lao động nữ trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc độc hại được thực hiện đúng quy định đối với mỗi giới. Lao động nữ khu vực nông thôn được các cấp hội phụ nữ, ngành nông nghiệp, ngành lao động hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm và tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ tham gia các lớp tập huấn này. 

Chị Đồng Thị Hiền ở tổ dân phố Bản Noọng, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ tâm sự: "Không có thu nhập đồng nghĩa với không có tiếng nói trong gia đình. Bởi vậy, năm 2018, tôi đăng ký tham gia lớp học nghề về kỹ thuật đan cói. Từ đó, tôi có thể tranh thủ ngoài thời gian đồng áng để đan các sản phẩm cói. Hơn nữa, lúc nào cũng có việc, không phụ thuộc thời tiết mưa nắng. Giờ, trung bình mỗi ngày, tôi thu nhập thêm gần 100 nghìn đồng. Số tiền không nhiều nhưng tiết kiệm cũng có thêm một khoản để trang trải sinh hoạt, qua đó càng nâng cao vai trò của mình trong gia đình”. 

Khi phụ nữ có thu nhập, chị em sẽ có cơ hội để được bình đẳng với nam giới về kinh tế, hạn chế xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội cũng sẽ được nâng lên. 

Hoài Anh

Tags bình đẳng giới phụ nữ nghèo thị trường lao động

Các tin khác
Lực lượng Công an xã, huyện Mù Cang Chải đã phát huy tốt vai trò của mình trong đợt cao điểm cấp căn cước công dân trên địa bàn.

Đưa công an chính quy về xã, xây dựng lực lượng Công an xã vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Bộ Công an. Năm 2020 huyện Mù Cang Chải đã hoàn thành việc bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã, thị trấn trên địa bàn.

Lãnh đạo Báo Yên Bái và nhà báo Việt kiều Trường Nguyễn trao 40 triệu đồng ủng hộ gia đình bà Giàng Thị Chư ở thôn Ngã Ba xóa nhà dột nát.

Sáng 8/6, Báo Yên Bái phối hợp với Kênh VietNam Today trao tiền hỗ trợ làm nhà cho hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn.

Các hộ nghèo nhận tiền hỗ trợ chăn nuôi do Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh hỗ trợ

Ngày 8/6, Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đã trao kinh phí hỗ trợ cho 15 hộ nghèo ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng được lắp đặt tại tòa nhà điều hành đô thị thông minh tỉnh.

Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh (ĐTTM) tỉnh Yên Bái gồm hai dự án là: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ĐTTM và Dự án Trung tâm điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu ĐTTM tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục