Sáng 10/6, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về các loại chứng chỉ, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức.
|
Ảnh minh hoạ
|
Công văn nêu rõ, trước đề nghị của Bộ Nội vụ tại Công văn số 2499/BNV-CCVC ngày 28/5/2021 về các loại chứng chỉ, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình có ý kiến như sau:
Yêu cầu Bộ Nội vụ: Phối hợp chặt chẽ với các Bộ trong quá trình thực hiện việc rà soát cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu. Bảo đảm nguyên tắc: Việc bỏ các chứng chỉ phải gắn với nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức một cách thực chất, nhất là trình độ ngoại ngữ; phù hợp với vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
Khẩn trương hoàn chỉnh lại và trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP trong tháng 6/2021. Trong đó, lưu ý nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; phân cấp thẩm quyền; quy định rõ lộ trình thực hiện các nội dung liên quan đến chứng chỉ bồi dưỡng và trách nhiệm của các Bộ trong triển khai thực hiện.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghệp viên chức chuyên ngành: Khẩn trương rà soát sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được giao quản lý cho phù hợp, bảo đảm cắt giảm những chứng chỉ bồi dưỡng mang tính hình thức, không phù hợp; trong đó có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; quy định về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo ngạch công chức, chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp với yêu cầu, tính chất hoạt động nghề nghiệp của công chức, viên chức.
Rà soát, sửa đổi các chương trình bồi dưỡng đối với công chức, viên chức chuyên ngành được giao quản lý, tránh trùng lặp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng một nhóm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
(Theo GD&TĐ)
Làm việc trong môi trường y tế, cán bộ, y, bác sĩ luôn phải tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân trong một ngày với nhiều loại bệnh khác nhau, thậm chí có nhiều trường hợp bị lây nhiễm trong khi thực hiện công tác khám, chữa bệnh.
Là địa phương có nhà ga, chợ trung tâm, từ những năm 80 của thế kỷ trước, xã An Bình, huyện Văn Yên, nhất là khu trung tâm Trái Hút đã có nhiều điều kiện phát triển kinh tế nhất là thương mại.
Năm 2021, huyện Lục Yên có 24 hộ đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ làm nhà ở với tổng kinh phí là 1,075 tỷ đồng. Trong đó, làm mới 19 nhà, sửa chữa 5 nhà; mức hỗ trợ hộ làm mới là 50 triệu đồng, hộ sửa chữa 25 triệu đồng.
Nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã từng bước chuyên nghiệp hóa hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu, tạo cơ hội cho mọi trẻ em cần bảo vệ được tiếp cận với dịch vụ xã hội.