Yên Bái chuyên nghiệp hóa hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/6/2021 | 2:07:11 PM

YênBái - Nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã từng bước chuyên nghiệp hóa hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu, tạo cơ hội cho mọi trẻ em cần bảo vệ được tiếp cận với dịch vụ xã hội.

Nhân viên công tác xã hội, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh thu thập thông tin, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng.
Nhân viên công tác xã hội, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh thu thập thông tin, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng.

Toàn tỉnh có trên 247.000 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó có 3.750 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, 1.793 trẻ khuyết tật, gần 2.000 trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa, 47 trẻ bị nhiễm HIV; ngoài ra, có gần 58.500 trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo, trên 2.000 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 

Để đáp ứng nhu cầu cần sự bảo vệ của mọi trẻ em, công tác phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ trẻ em chuyên nghiệp, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu được tỉnh quan tâm đầu tư. Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh vừa là đơn vị chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vừa là đơn vị phối hợp với các địa phương trong công tác tư vấn, hỗ trợ công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Trung tâm đã được hỗ trợ đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. 

Từ năm 2015 đến nay, Trung tâm đã tổ chức 26 hội nghị truyền thông về phòng, chống xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em; quản lý 18 trẻ em bị XHTD trên địa bàn; gần 150 trường hợp được cung cấp dịch vụ khẩn cấp, hơn 800 trường hợp tại cộng đồng được quản lý, trợ giúp, kết nối bằng nhiều hình thức: bảo trợ hàng tháng; phẫu thuật dị tật miễn phí, chăm sóc, nuôi dưỡng dài hạn… 

Đường dây nóng bảo vệ trẻ em của tỉnh 18001776 đặt tại Trung tâm được duy trì hoạt động, đồng hành cùng tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111, mỗi năm tư vấn miễn phí hàng trăm cuộc gọi từ đường dây này. 

Đến nay, các dịch vụ bảo vệ trẻ em đã được cung cấp theo 3 cấp độ: phòng ngừa; hỗ trợ kịp thời nhằm phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại; can thiệp, trợ giúp, chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng. 

Sau khi tiếp nhận thông tin ban đầu, nhân viên công tác xã hội đã đến thăm hỏi, động viên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và nhu cầu hỗ trợ của gia đình; phối hợp hỗ trợ về tâm lý, tư vấn cho gia đình về những trình tự, thủ tục liên quan đến pháp luật; kết nối để đối tượng được tư vấn, trị liệu tâm lý và hỗ trợ nơi ở an toàn nếu gia đình có nhu cầu. 

Đồng thời, lập kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, đưa trẻ em sớm hòa nhập cộng đồng, trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đặc biệt sự phối hợp chuyển tuyến trong việc tham gia cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. 

Bên cạnh đó, tỉnh còn xây dựng thí điểm mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020 tại 4 xã gồm: Vĩnh Kiên, Tân Nguyên, huyện Yên Bình và Phù Nham, Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ. 

Nhờ đó, đã có 1.500 đối tượng hưởng lợi thông qua các hoạt động của mô hình tại cơ sở. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội còn phối hợp với Chương trình Vùng thuộc Tổ chức Tầm nhìn thế giới tổ chức và duy trì 25 câu lạc bộ trẻ em nòng cốt, 31 câu lạc bộ cha mẹ giúp trẻ nâng cao năng lực bảo vệ trẻ em tại cộng đồng và có kỹ năng ứng phó trước những rủi ro, được bày tỏ nguyện vọng, tiếng nói của mình. 

Hàng năm, Sở ký hợp đồng với 9/9 huyện, thị, thành phố duy trì, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu, thu thập và cập nhật thông tin về trẻ em tại 173 xã, phường, thị trấn, qua đó, chủ động nắm bắt đầy đủ thông tin từ cơ sở để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ.

Việc chuyên nghiệp hóa hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đã góp phần giúp tỉnh xây dựng được 90% xã, phường phù hợp với trẻ em; 85% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng; trên 87% trẻ em được đáp ứng các quyền cơ bản, được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh.

Hoài Anh

Tags Yên Bái chuyên nghiệp hóa hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ

Các tin khác
Hình minh họa: VOV

Những ngày qua, “lộ lọt thông tin” hay “rò rỉ dữ liệu” cá nhân là những cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực an ninh mạng.

Một buổi phối hợp tuyên truyền về an toàn giao thông tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Châu Quế Thượng.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đón các em học sinh bước vào kỳ nghỉ hè năm nay, Huyện đoàn Văn Yên đã chủ động triển khai, chỉ đạo, định hướng các xã, thị trấn tuyên truyền, tổ chức các hoạt động hè phù hợp cho thanh thiếu nhi.

Đào tạo nghề, tạo việc làm là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ nông thôn.

Từ năm 2011, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới được triển khai, trong đó mục tiêu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động là nội dung được đặc biệt quan tâm.

Lực lượng Công an xã, huyện Mù Cang Chải đã phát huy tốt vai trò của mình trong đợt cao điểm cấp căn cước công dân trên địa bàn.

Đưa công an chính quy về xã, xây dựng lực lượng Công an xã vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Bộ Công an. Năm 2020 huyện Mù Cang Chải đã hoàn thành việc bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục