Vì một xã hội học tập

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/7/2021 | 7:43:30 AM

YênBái - Hướng tới xây dựng một xã hội mà trong đó mọi cá nhân đều phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời và biết tận dụng triệt để các cơ hội học tập do xã hội mang lại, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2012 - 2020”.

Một lớp học xóa mù chữ cho phụ nữ người dân tộc thiểu số huyện Mù Cang Chải.
Một lớp học xóa mù chữ cho phụ nữ người dân tộc thiểu số huyện Mù Cang Chải.

Đề án "Xây dựng XHHT giai đoạn 2012 - 2020” đặt ra 4 mục tiêu bao gồm xóa mù chữ (XMC) và phổ cập giáo dục (PCGD); học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ; học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn; học tập hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân, cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. 

Để triển khai hiệu quả Đề án, tỉnh Yên Bái đã kịp thời xây dựng kế hoạch, phân công các ngành thành viên triển khai nhiệm vụ trong Đề án theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Với vai trò nòng cốt, hội khuyến học các cấp của tỉnh đã có những đóng góp tích cực vào phong trào thi đua xây dựng "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập”, "Đơn vị học tập” ở thôn, bản, tổ dân phố, xã, phường. 

Từ đó, khơi dậy, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, đặc biệt xây dựng các mô hình XHHT theo tinh thần học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Huyện Văn Chấn là một trong những địa phương tích cực triển khai xây dựng XHHT và đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. 

Chia sẻ về kinh nghiệm thực hiện, ông Hà Văn Tý - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học huyện cho biết: "Để các mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập ngày càng được nhân rộng, Hội Khuyến học huyện đã phối hợp với các địa phương, ban, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân. Việc tuyên truyền nhấn mạnh vào ý nghĩa, sự cần thiết, tầm quan trọng của việc học tập nói chung đối với mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, dòng họ trong nhu cầu của cuộc sống xã hội hiện nay”. 

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh xây dựng XHHT, công tác PCGD, XMC của Yên Bái được duy trì và đạt chất lượng bền vững; hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục tương đối đầy đủ, hiện đại, bảo đảm tốt hơn cho công tác tổ chức dạy và học; hệ thống cơ sở giáo dục đã được hoàn thiện, thành quả công tác phổ cập giáo dục các bậc học tiếp tục được củng cố, phát triển. 

Đặc biệt, cán bộ, công chức, viên chức các cấp thi đua học tập ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, công tác quản lý, chuyên môn đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. 

Hiện nay, Yên Bái có 65,9% gia đình, 62% dòng họ, 70% cộng đồng, thôn, tổ dân phố, 90,8% đơn vị đạt mô hình học tập; 100% đơn vị cấp xã, huyện đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1; 94,96% dân số từ độ 15 - 60 tuổi biết chữ; 82,4% cán bộ công chức, viên chức tham gia chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; 100% các cơ sở giáo dục, giáo dục và đào tạo đã tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, học viên; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 63%. 

Sau khi tham gia lớp học nghề nuôi trồng thủy sản, bà Lương Thị Loan ở phường Nam Cường cho biết: "Có chứng chỉ nghề, có kiến thức chuyên môn sâu hơn, tôi đã mạnh dạn vay vốn đầu tư để cải tạo ao, chuồng tập trung nuôi cá, lợn phát triển kinh tế. Học là việc làm quan trọng không phân biệt tuổi tác, giới tính, học mở ra cho mỗi người nhiều cơ hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Có thể khẳng định, Đề án xây dựng XHHT được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh đã giúp cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị và người dân nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải xây dựng một XHHT, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 

Lê Thương

Tags xã hội học tập công tác giáo dục

Các tin khác
Sau khi được tuyên truyền, anh Giàng A Dê ở thôn Xá Nhù, xã Tà Xi Láng (ngồi trong) đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho cả 2 vợ chồng.

Là huyện vùng cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện luôn là bài toán khó đối với Trạm Tấu. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của cơ quan BHXH mà còn cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tuyên truyền, vận động khéo léo, kiên trì.

Công an xã Thịnh Hưng phối hợp với lực lượng bảo vệ của các đơn vị, doanh nghiệp triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự.

Là địa phương tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất an ninh trật tự (ANTT) như: giáp ranh với xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ; có tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn; hơn 1/3 diện tích tự nhiên của xã thuộc lòng hồ Thác Bà…, từ lâu tình hình ANTT trên địa bàn xã Thịnh Hưng khá phức tạp; trong đó, có những vấn đề như tệ nạn cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút…

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động và sử dụng lao động có thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ trong Nghị quyết 68 từ ngày hôm nay (8/7).

Ảnh minh họa.

So với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng trước đây, những quy định về điều kiện, thủ tục của gói an sinh 26.000 tỷ đồng đã được rút gọn. Thời gian xét duyệt hồ sơ cũng ngắn lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục