Yên Bái: Hiện đại hóa quản lý hồ sơ người có công

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/7/2021 | 10:46:59 AM

YênBái - Yên Bái là một trong số ít các tỉnh, thành trong cả nước áp dụng số hóa, nhập dữ liệu và lưu trữ điện tử hồ sơ người có công. Bằng cách làm này, người có công và thân nhân người có công sẽ được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi các công việc liên quan đến thực hiện chính sách, chế độ, thủ tục hành chính, thích ứng với thời đại công nghệ số.

Cán bộ phụ trách lĩnh vực người có công, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn Yên tra cứu hồ sơ người có công trên phần mềm số hóa.
Cán bộ phụ trách lĩnh vực người có công, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn Yên tra cứu hồ sơ người có công trên phần mềm số hóa.

Hồ sơ người có công mang tính nhân chứng lịch sử phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học và tri ân những người có công đối với đất nước; lưu trữ các chứng cứ pháp lý phục vụ hoạt động giải quyết chế độ, kiểm tra, thanh tra. Trước đây, hồ sơ người có công được sắp xếp và lưu trữ theo loại đối tượng, mỗi loại được lưu vào túi có màu riêng, đánh số thứ tự, sắp xếp cố định trên kệ trong kho, có sổ đăng ký hồ sơ và quản lý bằng phần mềm Excel thống nhất từ tỉnh xuống huyện. 

Khi cần tra cứu, sao lục hoặc thẩm tra hồ sơ để giải quyết các chế độ, cán bộ phải xuống kho, tìm số hồ sơ qua phần mềm, khi xong việc phải trả đủ hồ sơ về kho. 

Chị Bùi Hoa Hậu - cán bộ phụ trách lĩnh vực người có công, Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội huyện Văn Yên cho hay: "Quy trình tra cứu, quản lý hồ sơ thủ công tốn nhiều thời gian, không khoa học, dễ nhầm lẫn, thất lạc, chưa kể qua nhiều lần tra lục để giải quyết cho các đối tượng và thời gian quá lâu khiến hồ sơ dần bị rách, nhàu nát, mờ mực, khó tra cứu. Nếu không may bị hủy hoại do thiên nhiên hoặc do các tác nhân khác thì sẽ vĩnh viễn bị mất, không thể phục hồi, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lưu trữ, tra cứu thông tin. Mặt khác, số lượng người hưởng chính sách đông, khối lượng hồ sơ lưu trữ nhiều và liên tục được bổ sung; cập nhật thường xuyên”.

Trước thực trạng này, từ tháng 11/2017, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai thực hiện Dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hồ sơ và thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh”. Hết năm 2018, Sở đã thực hiện xong việc số hóa và cập nhật hồ sơ của nhóm đối tượng người có công và nhóm đối tượng khác với tổng số gần 86.000 hồ sơ; hàng năm, liên tục được cập nhật, bổ sung hồ sơ phát sinh lên hệ thống phần mềm. Đến nay, tỉnh đang quản lý và thực hiện chính sách cho gần 112.000 hồ sơ người có công và người hoạt động kháng chiến với 98,5% hồ sơ đã được số hóa. 

Đồng chí Phạm Tuấn Chung - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: "Việc ứng dụng công nghệ thông tin, mã số hóa hồ sơ người có công nhằm hiện đại hóa công tác bảo quản, lưu trữ lâu dài, kéo dài tuổi thọ cho hồ sơ gốc. Phần mềm đã phát huy tốt tính năng tra cứu, tìm kiếm thông tin của từng loại đối tượng, không cần mất thời gian tìm kiếm hồ sơ gốc; xem được hồ sơ gốc bằng bản scan; in được trích lục hồ sơ, danh sách quản lý đối tượng; quản lý hệ thống hồ sơ người có công theo đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và theo từng loại hồ sơ, đối tượng. Nhờ đó, thuận tiện, khoa học trong việc quản lý và rút hồ sơ để giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng…”. 

Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, Sở đã tiếp nhận và giải quyết chế độ chính sách cho 1.194 hồ sơ, trong đó, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn đạt 97,8%, không có hồ sơ quá hạn.

Việc khai thác hồ sơ lưu trữ ở dạng giấy chuyển sang khai thác dạng điện tử không chỉ giúp tiết kiệm thời gian đi lại của người dân, bảo đảm cung cấp nhanh, chính xác các thông tin liên quan trong hồ sơ của người có công mà thông qua đó còn giúp cho ngành thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước bằng ứng dụng công nghệ thông tin, hướng đến hòa nhập với xu thế hiện đại hóa nền hành chính, xu thế của Chính phủ điện tử.

Nguyễn Anh

Tags Yên Bái người có công hồ sơ chính sách chế độ thủ tục hành chính

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Thời tiết nắng nóng, bệnh dại từ chó, mèo có nguy cơ bùng phát là nỗi lo thường trực của nhiều người, nhất là khu vực nông thôn.

Ảnh minh họa

Tiền lương của cán bộ, công chức từ 01/7/2022 tính theo số tiền cụ thể căn cứ vào vị trí việc làm của từng đối tượng thay vì tính theo hệ số và mức lương cơ sở như hiện nay.

Các tuyến phố thị xã Nghĩa Lộ trang hoàng cờ hoa rực rỡ chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Xác định rõ năm 2021 trên địa bàn diễn ra các sự kiện lớn, đặc biệt là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phòng Quản lý đô thị thị xã Nghĩa Lộ đã chủ động, tích cực tham mưu cho UBND thị xã xây dựng, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả công tác quản lý trật tự đô thị gắn với đảm bảo an toàn giao thông.

Đồng chí Lương Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND thị xã thăm, tặng quà cho gia đình chính sách trên địa bàn.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ có 526 hộ người có công, trong đó thương bệnh binh 175 hộ, người nhiễm chất độc da cam 13 hộ và 338 hộ gia đình liệt sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục