Văn Chấn phát triển vùng dược liệu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/8/2021 | 1:45:43 PM

YênBái - Từ năm 2021, cây dược liệu ở huyện Văn Chấn sẽ được hỗ trợ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng, đảm bảo an toàn, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao.

Thành viên Hợp tác xã Lũng Lô, xã Thượng Bằng La sơ chế cây đương quy.
Thành viên Hợp tác xã Lũng Lô, xã Thượng Bằng La sơ chế cây đương quy.

Toàn huyện Văn Chấn hiện có 659 ha cây dược liệu nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình, cá nhân, mức độ tập trung không cao, chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Nhận thấy giá trị của cây dược liệu và khả năng phát triển trong môi trường ươm trồng, huyện đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân phát triển các mô hình trồng cây dược liệu như: sa nhân, thảo quả, đinh lăng… đang cho hiệu quả bước đầu. 

Tiên phong trong phát triển vùng cây dược liệu, năm 2017, Hợp tác xã (HTX) Lũng Lô, xã Thượng Bằng La đã tận dụng điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu ở khu vực đèo Lũng Lô để triển khai trồng các loại cây dược liệu như: đương quy, hoài sơn, cà gai leo và một số loại cây dược liệu khác. Năm 2020, HTX đã liên kết với 21 hộ dân triển khai trồng cây dược liệu gồm: 1,5 ha cà gai leo, 12 ha hoài sơn, 1,1 ha đương quy, nâng tổng diện tích cây dược liệu của HTX lên 30 ha; trong đó, có 20% diện tích đến nay đã được thu hoạch. 

Ông Sầm Văn Nưa - Phó Giám đốc HTX cho biết: "HTX đã hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc các giống dược liệu cho các thành viên tham gia HTX. Hầu hết các loại cây dược liệu đều sinh trưởng và phát triển tốt, có đầu ra ổn định. HTX đã ký hợp đồng tiêu thụ với Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Ninh, Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái…  Hết năm 2020, HTX đã xuất bán khoảng 10 tấn cây dược liệu khô và tươi, doanh thu trên 500 triệu đồng, tạo việc làm cho 18 lao động thường xuyên và 30 lao động thời vụ với mức thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/tháng”. 

Không chỉ có lợi thế về thiên nhiên, trên địa bàn huyện Văn Chấn còn có thế mạnh khi phát triển vùng cây dược liệu tập trung. Công ty TNHH Sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia ở thị trấn Sơn Thịnh đi vào hoạt động đã tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm dược liệu. Công ty hiện sản xuất 5 sản phẩm; trong đó, 3 sản phẩm gồm dầu, gel, xịt Massage Quốc Kỳ có nhu cầu tiêu thụ dược liệu hàng tháng cao từ 10 - 15 tấn. Đây là cơ sở và động lực để người dân Văn Chấn mạnh dạn xây dựng vùng nguyên liệu.

Để phát triển vùng nguyên liệu tập trung, huyện Văn Chấn đã tiến hành khảo sát, xác định cơ cấu giống dựa trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, khả năng lao động của địa phương, ưu tiên phát triển các chủng loại dược liệu có lợi thế cạnh tranh lớn, phù hợp các tiểu vùng khí hậu, đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh. 

Theo đó, huyện đã lựa chọn 12 loại dược liệu để đưa vào mở rộng: cà gai leo, đương quy, hoài sơn, hy thiêm, bồ công anh, diệp hạ châu, actiso, địa liền, đinh lăng, giảo cổ lam 5 lá, lạc tiên, thiên niên kiện... Huyện cũng xác định, quy hoạch vùng trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, hỗ trợ về cơ chế, chính sách cho nhân dân...  để phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có 1.200 ha cây dược liệu các loại. Trong đó, diện tích vùng tập trung là 105 ha và có 70 ha trồng mới; phân tán ngoài vùng quy hoạch là 1.095 ha. Hàng năm, cung cấp trên 5.000 - 7.000 tấn dược liệu các loại, tạo việc làm ổn định cho 600 - 1.200 lao động địa phương. 

Phát triển vùng cây dược liệu tập trung ở Văn Chấn là hướng đi đúng, đưa sản xuất dược liệu trở thành ngành hàng quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp huyện, góp phần tạo việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao.

Hoài Anh

Tags Văn Chấn phát triển vùng dược liệu sản xuất hàng hóa an toàn chất lượng khả năng cạnh tranh cao

Các tin khác
Công an huyện Lục Yên trao trả lại toàn bộ tài sản cho ông Sơn.

Ngày 5/8, Công an huyện Lục Yên đã tổ chức bàn giao lại toàn bộ tài sản cho khách hàng bị quên tại quán cơm ở thị trấn Yên Thế.

Cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đến người dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái.

Theo Quyết định số 861 ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025”, tỉnh Yên Bái có 79 xã chịu tác động của quyết định này. Theo đó, một bộ phận người dân không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT).

Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh đã trở thành mái nhà chung của những người yếu thế.

Những năm qua, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh đã tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng hàng trăm lượt người già, trẻ em không nơi nương tựa, có hoàn cảnh đặc biệt. Dưới mái nhà chung ấy, họ từ những người xa lạ trở thành một gia đình, được sống trong tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ.

Cán bộ Công an xã Sùng Đô giải quyết thủ tục đăng ký hộ khẩu cho người dân.

Có mặt ở xã vùng cao Sùng Đô, huyện Văn Chấn mới thấy, công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn xã có nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. 100% đồng bào trong xã là người Mông, trình độ dân trí chưa cao, còn nhiều hủ tục kéo theo đó là vấn đề về: truyền đạo trái phép, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma túy, phá rừng, xuất nhập cảnh trái phép…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục