YênBái - Với sự hỗ trợ của Nhà nước và những nỗ lực của gần 700 hộ dân, vùng đất chiến khu Việt Hồng, huyện Trấn Yên đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới vào năm 2019.
Bản Vần, nơi có những địa chỉ đỏ, là bản đầu tiên trong 6 bản của xã đạt các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu. Người dân ở đây không chỉ dừng lại ở cây lúa, cây màu và kinh tế rừng mà đã nhiều thêm những mô hình kinh tế mới như trồng dâu nuôi tằm, nuôi ếch, ốc nhồi, nuôi vịt đặc sản. Đã có những hộ dân chuyển hướng sang xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để phục vụ du khách gần xa.
Gốc vải cổ thụ ngay trung tâm xã, nhà ông Trần Đình Khánh ở bản Vần, hang Dơi trên núi Nả, đình làng Dọc giờ không chỉ là điểm đến, lưu giữ những giá trị lịch sử-văn hóa mà đã trở thành chứng nhân lịch sử ghi lại sự đổi thay của người dân vùng đất chiến khu hơn 70 năm qua.
Những ngày tháng Tám lịch sử năm nay trùng vào dịp diễn ra Lễ hội đình làng Dọc. Lễ hội năm nay tạm dừng tổ chức để ưu tiên cho các hoạt động toàn dân tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội. Song những dấu ấn lịch sử quê hương và âm thanh của lễ hội đình sẽ mãi trong tâm trí, khơi dậy niềm tự hào của mỗi người dân chiến khu hôm nay và mãi mãi về sau.
Các thầy cô giáo trường Tiểu học và THCS xã Việt Hồng trao đổi công tác chuẩn bị năm học mới.
Sau 3 năm trở lại Bản Tủ xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái), nơi đây đã "thay da đổi thịt", khoác lên mình bộ áo mới của những ngôi nhà khang trang, đường bê tông trải dài dẫn vào bản hòa với màu xanh tươi mát của những đồi chè, ruộng lúa, nương ngô… Tất cả đều vẽ lên bức tranh ấm no, hạnh phúc của Bản Tủ sau cơn lũ lịch sử vào tháng 7/2018.
UBND huyện Yên Bình phối hợp Liên đoàn Lao động huyện vừa tổ chức trao 50 suất quà, mỗi suất trị giá 920.000 nghìn đồng cho công nhân lao động (CNLĐ) gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn.