Thay đổi thói quen, lễ Tết an toàn

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/12/2021 | 7:51:20 AM

Tự thay đổi, điều chỉnh thói quen, tác phong sinh hoạt, làm việc để thích ứng, “sống chung” với COVID-19 đang được mỗi gia đình và toàn xã hội xác định là chiến lược cần thiết, lâu dài, bền bỉ và quyết liệt. Sau khi đã tiêm phủ vaccine, ý thức của người dân là yếu tố then chốt trong thích ứng an toàn với dịch bệnh, nhất là vào thời điểm sắp đến Tết và nhiều lễ hội.

Hãy biến khoảng thời gian ngày lễ, Tết bằng cách quây quần đầm ấm bên gia đình nhỏ của mình - điều giản dị đó lại mang đến một ý nghĩa lớn, bởi gia đình khỏe mạnh, an vui mới là niềm hạnh phúc.
Hãy biến khoảng thời gian ngày lễ, Tết bằng cách quây quần đầm ấm bên gia đình nhỏ của mình - điều giản dị đó lại mang đến một ý nghĩa lớn, bởi gia đình khỏe mạnh, an vui mới là niềm hạnh phúc.

Một số chuyên gia cho rằng, khi thay đổi chiến lược từ "zero COVID” sang sống chung an toàn với COVID-19 thì việc tăng số ca bệnh là điều dễ hiểu. Nhiều trường hợp nhiễm virus không có triệu chứng, vì thế trong tiếp xúc hằng ngày rất khó để biết được liệu người đối diện hay bản thân mình có mang mầm bệnh hay không. Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm cũng gia tăng khi những hoạt động tập trung đông người như liên hoan, đám tang, đám cưới... được tổ chức.

"Chỉ đến những nơi đông người khi thực sự cần thiết, tránh tụ tập, liên hoan, giảm số người trong các buổi hội họp... đặc biệt thời gian tới”, ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, chia sẻ.

Vừa qua, Bộ Y tế đề nghị xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại địa phương có nguy cơ bùng phát dịch trong thời gian nghỉ Tết âm lịch. Ngày 17/12, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ban hành Chỉ thị yêu cầu dừng tập trung đông người không cần thiết, đặc biệt trong dịp lễ, Tết.

Các chỉ đạo này được đưa ra trong bối cảnh nhiều địa phương vẫn ghi nhận số mắc COVID-19 hằng ngày trong cộng đồng, đặc biệt tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn như Hà Nội, TPHCM. Ngoài ra, biến thể Omicron đang lan truyền nhanh, diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Nguy cơ biến thể mới này xâm nhập vào Việt Nam rất cao.

Mặc dù chúng ta đạt tỉ lệ tiêm chủng khá cao, sự lo lắng về nguy cơ dịch bệnh vào các dịp lễ, Tết như Noel, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch là hoàn toàn có cơ sở. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang gặp phải sự kiện "siêu lây nhiễm” do biến chủng mới Omicron xuất phát từ các hoạt động tập trung đông người.

Có thể thấy, sau 2 năm đối phó dịch bệnh, thói quen lễ, Tết đã và đang dần thay đổi để "thích ứng an toàn”. COVID-19 buộc từng cá nhân đến mọi tập thể phải nhìn lại mình và có hành xử thích nghi với điều kiện bình thường mới. Tự thay đổi, điều chỉnh thói quen, tác phong sinh hoạt, làm việc để thích ứng, "sống chung” với COVID-19 đang được mỗi gia đình và toàn xã hội xác định là chiến lược cần thiết, lâu dài, bền bỉ và quyết liệt. 

Chẳng hạn, thay vì đi tới tận cửa các di tích, các nơi thờ tự như trước đây, chúng ta có thể theo dõi các hoạt động tôn giáo, tâm linh qua Internet nếu địa điểm đó có tổ chức phát trực tuyến. Khi nói chuyện vẫn mang khẩu trang, ngồi xa giữ khoảng cách, hạn chế bắt tay, ôm ấp chào hỏi. Thêm vào đó, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, khi có khách đến thăm, gia đình nên tiếp khách ở nơi có môi trường thông thoáng, sau khi khách về lau chùi khử khuẩn các khu vực khách có tiếp xúc.

Một số chuyên gia cũng khuyến cáo, người Việt có thói quen thăm hỏi nhau vào dịp Tết, nhưng trước tình hình dịch bệnh hiện nay, không nên đến để thăm hỏi xã giao, nhất là khi gia đình đang có người già, người có bệnh nền. Việc sinh hoạt, đi lại, giao thương trong thời gian nghỉ Tết âm lịch cần tuyệt đối tuân thủ đúng và đầy đủ quy định 5K.

Trong cuộc họp mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định, chúng ta không có cách nào khác là phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, mở cửa nền kinh tế, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội. Và trong công thức phòng chống dịch bệnh luôn có "đề cao ý thức người dân” (vaccine +5K+thuốc điều trị+ý thức người dân+biện pháp khác).

Người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ khi người dân vào cuộc thật sự, tích cực, chủ động phòng, chống dịch từ trong gia đình tới từng khu dân cư thì khi đó công tác chống dịch mới bảo đảm hiệu quả. Chỉ một chút chủ quan, lơ là có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Thích ứng dịch bệnh không đồng nghĩa là tư tưởng "xả hơi”; nới lỏng chứ không buông lỏng. Hãy biến khoảng thời gian ngày lễ, Tết bằng cách quây quần đầm ấm bên gia đình nhỏ của mình - điều giản dị đó lại mang đến một ý nghĩa lớn, bởi gia đình khỏe mạnh, an vui mới là niềm hạnh phúc. Thay đổi dần thói quen cũng là từ ý thức của mỗi người.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đúng thời hạn.

Ban tổ chức trao phần thưởng tặng các gia đình trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021.

Tối 19-12, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Lễ vinh danh “Gia đình trẻ Việt Nam tiêu biểu” năm 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Công an xã Ngòi A, huyện Văn Yên tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc Dao.

Cùng với việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, hăng hái tham gia Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ)”, huyện Văn Yên đặc biệt coi trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến về phòng chống tội phạm.

Người dân thành phố Yên Bái lựa chọn đèn sưởi.

Khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Để chống chọi lại thời tiết buốt giá, nhiều thiết bị đã ra đời. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ từ thiết bị sưởi ấm, sinh nhiệt, sấy đồ trong mùa đông, gây thương vong cho người sử dụng và hủy hoại tài sản với giá trị lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục