Tạo chuyển biến về nhận thức, hành động phòng chống bạo lực gia đình

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/1/2022 | 7:41:28 AM

Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 đặt mục tiêu 95% những người bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13/1/2022 phê duyệt Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025.

Chương trình đặt mục tiêu đạt 40% số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình do ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tại các thôn, tổ dân phố; phấn đấu đạt 50% các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của Trung ương và địa phương có chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình được phát sóng định kỳ; trên 70% người có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình; 95% những người bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe; trên 80% những người có hành vi bạo lực gia đình khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cộng tác viên dân số thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng phấn đấu đạt 90%; đạt 95% xã, phường, thị trấn duy trì mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; đạt 90% người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình.

Để thực hiện các mục tiêu trên, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình là: Hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình; xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình; thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, các ngành; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong đó, Chương trình sẽ xây dựng và vận hành mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình các cấp; cộng tác viên dân số thực hiện công tác gia đình ở cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, thu thập thông tin về bạo lực gia đình; quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương nếu để xảy ra tình trạng bạo lực trong phạm vi quản lý.

Bên cạnh đó, Chương trình cũng hướng tới xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về phòng, chống bạo lực gia đình; nghiên cứu, xây dựng và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn hôn nhân và gia đình; tư vấn hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho người tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình; triển khai và nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.

Đồng thời, Chương trình đề ra phương hướng về việc tổ chức truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng đối tượng, văn hóa của vùng miền, đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đa dạng hóa phương thức, các loại hình, sản phẩm thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích sáng tác các chương trình và tác phẩm văn hóa nghệ thuật, các hoạt động thể thao thực hiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình.

Các cơ quan truyền thông, báo chí từ Trung ương đến địa phương duy trì hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục với thời lượng và khung giờ phù hợp nhằm hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình; lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với các cấp học, bậc học; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong phòng, chống bạo lực gia đình.
(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh và Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh thăm và tặng quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty cổ phần May xuất khẩu Yên Bái.

Với chủ đề "Tết sum vầy - Xuân bình an”, Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn đặc biệt ưu tiên chăm lo tết cho đoàn viên và người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo; thuộc đối tượng gia đình chính sách hoặc nhiều năm chưa có điều kiện về quê sum họp với gia đình trong dịp tết Nguyên đán.

Lãnh đạo huyện Trạm Tấu trao đổi với cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chị Sùng Thị Say - Bí thư Chi bộ 6, thôn Mo Nhang - Km21, xã Trạm Tấu được nhiều người biết đến là nữ Bí thư Chi bộ "3 nhất”. Đó là kết quả thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác cán bộ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới cho phụ nữ vùng cao của huyện Trạm Tấu.

Chia sẻ để xuân thêm vui.

Với không ít người, hạnh phúc thật giản đơn nghĩa là cho đi mà không mong nhận lại, vì “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Các hoạt động thiết thực chăm lo, đảm bảo quyền lợi cho đoàn viên và người lao động đã thể hiện rõ vai trò của tổ chức công đoàn trong đại diện, chăm lo cho người lao động, giúp người lao động giảm tác động của đại dịch, có thêm động lực thi đua, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của Chương trình hành động số 18-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục