Cổ vật quý giữa lòng thành phố Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ bảy, 5/2/2022 | 8:49:33 AM

YênBái - Trong suốt chiều dài lịch sử, thành phố Yên Bái đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa danh và địa giới hành chính. Bề dày lịch sự của mảnh đất này ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa mà cổ vật chuông đồng đúc vào năm thứ 10 thời Vua Tự Đức vừa được tìm thấy là phát hiện mới về khảo cổ.

Thành phố Yên Bái thanh bình bên dòng sông Hồng. 
Ảnh: Thanh Miền
Thành phố Yên Bái thanh bình bên dòng sông Hồng. Ảnh: Thanh Miền

Trong suốt chiều dài lịch sử, thành phố Yên Bái đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa danh và địa giới hành chính: thời các Vua Hùng, mảnh đất này nằm trong bộ Tân Hưng; thời phong kiến Bắc thuộc nằm trong vùng đất Tượng Quận, Giao Chỉ rồi Phong Châu; đến thế kỷ XI (thời nhà Lý) thuộc Châu Đăng; thế kỷ XV (đời Lê Thánh Tông) nằm trong lộ Quy Hoá thuộc tỉnh Hưng Hoá; cuối thế kỷ XVI là một làng nhỏ bé trong tổng Bách Lẫm, phủ Quy Hoá thuộc tỉnh Hưng Hoá... 

Bề dày lịch sự của mảnh đất này ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa mà cổ vật chuông đồng đúc vào năm thứ 10 thời Vua Tự Đức vừa được tìm thấy là phát hiện mới về khảo cổ.

Ông Lý Kim Khoa - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết: Ngày 16/12/2021, tại tổ 14, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, trong khi đơn vị Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Nam Phong đang thi công công trình xây dựng bờ kè, đoạn chảy qua cầu Tuần Quán phát hiện được một hiện vật cổ nghi là chuông đồng do anh Trịnh Đức Thanh - công nhân kỹ thuật vận hành máy múc của Công ty múc phải ở độ sâu khoảng 10m so với mặt bằng bờ sông Hồng - địa điểm làm móng kè cách bờ khoảng 25m. Chuông còn nguyên vẹn toàn thân chỉ bị gẫy mất quai treo đầu đốc.

Kết quả nghiên cứu giám định về giá trị lịch sử, văn hóa, niên đại thông qua các thông tin ký tự Hán nôm khắc trên thân chuông đồng do cán bộ chuyên môn của Bảo tàng tỉnh Yên Bái thực hiện, cho thấy: chuông được đúc bằng hợp kim, đúc làm hai phần ghép lại với nhau hình thành chiếc chuông và được chia làm 4 mặt, có dạng hình trụ, vai chuông hình khum, cong nhẹ... Phần trên cùng của quả chuông là đôi rồng đấu lưng nhau, tạo hình thành quai của quả chuông. 

Chuông được trang trí trên thân đơn giản theo phong cách đặc trưng thời Nguyễn; trên toàn thân chuông trang trí 4 cụm đường kẻ dọc chia thân quả chuông thành 4 phần đều nhau. Chuông có 4 núm lồi, xung quanh núm trang trí những hạt tròn như tràng hạt khép kín đường viền của núm. Chuông có chiều cao: 0,60m; đường kính đáy 31,5cm, nặng 29kg. 

Đặc biệt, trên thân chuông có khắc 4 cụm chữ Hán được dịch nghĩa như sau: Cụm thứ 1 gồm 4 chữ, phiên âm là: Quán ty chính quan. Dịch nghĩa: Chuông của Quán ty chính quan, tức là chuông dùng để treo ở cửa chính của một ngôi đền nào đó, phỏng đoán là của đền Tuần Quán?

Cụm thứ 2 gồm 28 chữ, phiên âm là: Mọc ân đệ tử; Tiến Hữu Ký, Phan Long Thịnh, Thang Tiến Ký, Chu Đình Ký, Bằng Dư Thịnh, Ôn Ích Xướng, Ôn Gia Tụ, Lưu Đồng Đức. Dịch nghĩa: Các đệ tử đội ơn mưa móc. Gồm: Tiến Hữu Ký, Phan Long Thịnh, Thang Tiến Ký, Chu Đình Ký, Bằng Dư Thịnh, Ôn Ích Xướng, Ôn Gia Tụ, Lưu Đồng Đức.


Cụm thứ 3 gồm 48 chữ, phiên âm là: Quýnh Ký, Phổ Ký, Quản Ký, Đức Ký, Thuận Ký, Vĩ Ký, Chí Ký, Mão Ký, Thụ Ký, Sĩ Ký, Hòa Ký, Xướng Ký. Đồng cai, biện đẳng: Cai Hương, Cai Năm, Cai Phù, Cai Tín, Cai Đắc, Cai Châu, Cai Phú, Cai Tám (Tảm), Biện Đĩnh, Biện Tiến. Dịch nghĩa: Ông Quýnh đã ký, ông Phổ đã ký, ông Quản đã ký, ông Đức đã ký, ông Thuận đã ký, ông Vĩ đã ký, ông Chí đã ký, ông Mão đã ký, ông Thụ đã ký, ông Sĩ đã ký, ông Hòa đã ký, ông Xướng đã ký. Cùng với các ông Cai và ông Biện như sau: ông cai Hương, ông cai Phù, ông cai Tín, ông cai Đắc, ông cai Châu, ông cai Phú, ông cai Tám (Tảm), ông Biện Đĩnh, ông Biện Tiến. 

Cụm thứ 4 gồm 16 chữ, phiên âm là: Tự Đức thập niên, tuế thứ Đinh Tỵ tam nguyệt cát nhật Cốc đán, phụng chủ. Dịch nghĩa: Ngày tốt, tháng 3, năm Đinh Tỵ, niên hiệu Tự Đức năm thứ 10 (1856), tức là quả chuông được đúc vào tháng 3/1856, thuộc chuông thời Nguyễn, thời phong kiến ở Việt Nam. 
Như vậy, qua thông tin từ các cụm chữ Hán khắc trên thân của quả chuông cho biết, chuông được đúc vào tháng 3/1856, năm thứ 10 thời vua Tự Đức trị vì, do 12 đệ tử công đức, 7 ông cai tổng và 2 quan võ cấp dưới của cai tổng đồng lòng cho phép đúc quả chuông (hợp kim) này để cung tiến, đưa vào treo ở khu cửa chính ra vào của ngôi đền Tuần Quán. Hiện nay, quả chuông đã được đơn vị thi công, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa địa phương bàn giao về Bảo tàng tỉnh Yên Bái lưu giữ, bảo quản, tiếp tục nghiên cứu và phát huy giá trị của cổ vật chuông đồng.

 Lý Kim 

Tags thành phố Yên Bái tổng Bách Lẫm phủ Quy Hoá sông Hồng chuông đồng cổ vật

Các tin khác
Trung tá Đỗ Chí Dũng - Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 921 (đứng giữa) cùng các cán bộ, sĩ quan ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Trung đoàn trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

"... B.52 tan xác cháy sáng bầu trời/Hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngời/ Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần khát máu/ Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù/Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xâm lăng...”.

Rét đậm, rét hại kéo dài đến mùng 6 Tết (Ảnh minh họa)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 3-5/2 (tức mùng 3-5 tết), các tỉnh Miền Bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, liên tục được bổ sung, vùng núi cao khả năng có mưa tuyết và băng giá.

Thành phố Yên Bái về đêm. Ảnh: Thanh Miền

Năm nào cũng vậy, do đặc thù công việc mà nhiều cán bộ, công nhân viên ngành điện lực Yên Bái đã quen với việc đón giao thừa xa gia đình. Tạm gác lại chuyện riêng tư, họ vẫn ngày đêm lặng thầm giữ cho những “dòng sáng” thông suốt, an toàn để người dân đón tết trong niềm vui trọn vẹn.

Bản Lùng hôm nay.

Xuân Nhâm Dần gõ cửa, hơi xuân tươi mới dường như đang sưởi ấm lòng người và vạn vật. Trong niềm vui mới, khí thế mới, hàng trăm hộ dân các khu tái định cư ở Bản Tủ, xã Sơn Lương (Văn Chấn) và Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng (Văn Yên) càng hân hoan, hạnh phúc hơn bao giờ hết khi cuộc sống đã hồi sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục