Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tiền dành khi trẻ, sức khỏe khi già

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/4/2022 | 7:50:05 AM

YênBái - Với mức tham gia chỉ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, khi đến tuổi nghỉ hưu người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ được nhận lương hưu hàng tháng gấp nhiều lần so với mức đóng, góp phần ổn định cuộc sống khi về già.

Cán bộ Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng, BHXH tỉnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Cán bộ Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng, BHXH tỉnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.

Bắt đầu được nhận lương hưu từ tháng 10/2020 từ việc tham gia BHXH tự nguyện, bà Vũ Thị Vân ở tổ 5, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái rất phấn khởi. Bà Vân chia sẻ: "Hàng tháng, có đồng lương hưu cũng thấy bớt lo hơn vì mình cũng tự lo được cho bản thân mà không phải phụ thuộc vào con cái. Cùng với đồng lương hưu, tôi được cấp cả thẻ BHYT nên cũng yên tâm khi chẳng may ốm đau, bệnh tật phải vào viện”. 

Cũng từ nhận thức và hiểu được ý nghĩa của BHXH tự nguyện, anh Nguyễn Văn Chiến ở tổ 2, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái đã tham gia BHXH tự nguyện tính đến nay đã được 6 năm. Anh Chiến hiểu việc tham gia BHXH tự nguyện sẽ giúp anh có được một khoản tiền dự phòng khi về già không phải nhờ đến con cái. Và anh đã thực hiện mỗi ngày dành ra khoảng 15.000 đồng từ thu nhập để cuối năm có một khoản nộp BHXH tự nguyện. 

Chính những lợi ích thiết thực do BHXH tự nguyện mang lại nên những năm qua, tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện không ngừng tăng lên. Theo thống kê của BHXH tỉnh, trong năm 2021 toàn tỉnh có hơn 23.500 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng gần 40% so với năm 2020, đạt gần 5,7% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 07 ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 đã quy định, từ ngày 1/1/2022, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 330.000 đồng/tháng, tăng 176.000 đồng/tháng so với mức đóng BHXH tự nguyện năm 2021. 

Đồng thời, hiện trong năm 2022, do chưa thực hiện cải cách tiền lương nên lương cơ sở năm 2022 vẫn là 1.490.000 đồng/tháng. Vì thế, mức đóng BHXH tự nguyện tối đa là 29.800.000 đồng/tháng (20 lần mức lương cơ sở). Với việc tăng mức đóng này, không ít người tham gia BHXH tự nguyện băn khoăn, trong đó có anh Chiến.

"Hiện tại, gia đình tôi sống chủ yếu nhờ vào cửa hàng sửa chữa xe đạp, xe máy tại nhà, quy mô nhỏ nên thu nhập cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày. Do tình hình dịch Covid-19, công việc của vợ tôi rất bấp bênh, không ổn định. Việc tăng mức đóng như hiện nay khiến tôi rất lo lắng bởi phải tính toán lại nguồn thu nhập xem tiết kiệm như thế nào để tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện" - anh Chiến chia sẻ. 

Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia đóng BHXH tự nguyện với cuộc sống khi về già nên mặc dù là một hộ cận nghèo của xã, gia đình bà Vũ Thị Đào ở thôn Bảo Tâm, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái vẫn cố gắng đóng BHXH tự nguyện cho cả 3 người trong độ tuổi lao động với mức đóng trước đây là hơn 200.000 đồng/người/tháng. Đối với một gia đình thuần nông thì số tiền hơn 600.000 đồng một tháng không phải là nhỏ, do vậy, để đảm bảo đóng tiền BHXH đầy đủ, đúng hạn, gia đình bà Đào đã phải rất cố gắng. Chính vì vậy, khi nghe thông tin từ tháng 1/2022 số tiền đóng BHXH tự nguyện sẽ điều chỉnh lên 330.000 đồng/người/tháng bà Đào đã rất băn khoăn trong việc tiếp tục tham gia chính sách này. 

Lo lắng của anh Chiến, bà Đào cũng là nỗi lo chung của nhiều lao động tự do, người có thu nhập thấp đang tham gia BHXH tự nguyện. Do vậy, để đảm bảo an sinh xã hội, giúp người lao động nắm rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh Yên Bái đã có công văn chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã, thành phố; chỉ đạo nhân viên đại lý thu trên địa bàn tích cực tuyên truyền, giải thích về nguyên nhân tăng mức đóng để mọi người hiểu, đồng thời tuyên truyền mức tiền hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện của Nhà nước cũng tăng khi mức đóng tăng; đặc biệt là thông tin về quyền lợi mà người tham gia được hưởng khi đóng đủ số năm quy định để người dân tiếp tục tham gia.

Theo BHXH tỉnh, cùng với việc tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu từ ngày 01/01/2022, mức tiền Nhà nước hỗ trợ cũng tăng lên tương ứng với tỷ lệ theo quy định và người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng trước đó theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau, thì người tham gia không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng. Do đó, người dân nên duy trì và tiếp tục tham gia chính sách này, để có "điểm tựa” vững chắc khi về già. 

Ông Đào Phùng Nghĩa -  Trưởng phòng Quản lý thu, BHXH tỉnh cho biết: "BHXH tự nguyện là chính sách ưu việt, giúp người tham gia, nhất là người lao động tự do có lương hưu bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động và được cấp thẻ BHYT hưu trí. Ngoài ra, tiền lương đóng BHXH tự nguyện được tính trượt giá khi tính lương hưu, lương hưu được điều chỉnh tăng theo lộ trình hàng năm của Chính phủ, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất và mai táng phí. Có thể nói, đây là chỗ dựa tin cậy cho người lao động khi về già có thu nhập cơ bản bảo đảm cuộc sống”.

Hồng Duyên

Tags Bảo hiểm xã hội tự nguyện bảo hiểm y tế Covid-19

Các tin khác
Chợ “5 nghìn” bán các đặc sản núi rừng Tây Bắc.

Không họp theo phiên như những chợ quê khác, chợ đặc biệt này bán những sản vật địa phương và hầu hết các mặt hàng được bán với cùng một giá: 5 nghìn đồng. Với sự độc, lạ, chợ “5 nghìn” thu hút người dân đến mua, bán và tạo nên một nét văn hóa miền núi phía Tây của tỉnh.

Trung tâm Phát triển khoa học - công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái (YEN BAI CDSH) đã thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”; xây dựng thành công 3 chuỗi giá trị cây dược liệu, lập hồ sơ đề nghị công nhận các bài thuốc gia truyền, thúc đẩy kinh doanh các bài thuốc tiềm năng, góp phần bảo tồn và phát triển chuỗi giá trị cây thuốc nam.

Thu hồi sản phẩm thực phẩm bổ sung cà phê Hoàng Gia - Ảnh: Internet.

Kết quả giám định cho thấy trong loại cà phê giảm cân có chứa Sibutramine, một chất độc đã bị cấm sử dụng trong tân dược, thực phẩm chức năng.

Đội tuyên truyền viên Chữ thập đỏ huyện Thanh Trì, Hà Nội tổ chức phát thanh bài tuyên truyền hiến máu, ý nghĩa của việc hiến máu cứu người tại các tuyến phố trên địa bàn huyện, sáng 3/4/2022.

Hiến máu tình nguyện là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần "tương thân tương ái" của dân tộc Việt Nam. Máu là loại thuốc đặc biệt quý hiện chưa có gì thay thế được và chỉ được hiến tặng từ những trái tim nhân ái, luôn biết yêu thương, sẻ chia, có trách nhiệm với cộng đồng. Tham gia hiến máu tình nguyện, mỗi người không chỉ nhận về niềm vui khi có thể góp phần cứu sống người khác mà còn nhận được rất nhiều lợi ích cho chính bản thân mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục