Đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/2/2025 | 8:36:02 AM

YênBái - Những năm qua, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ đã không ngừng phát triển về quy mô trường lớp, đội ngũ và cơ sở vật chất để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nhà trường đã nỗ lực tập trung đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động.

Giờ thực hành may công nghiệp tại Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ.
Giờ thực hành may công nghiệp tại Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ.


Nhà trường hiện có 2 cơ sở phục vụ cho công tác điều hành và công tác đào tạo. Với cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang và hiện đại, nhà trường đáp ứng đầy đủ yêu cầu để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên; chủ động biên soạn, xây dựng và lựa chọn, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu đối với từng ngành, nghề đào tạo theo quy định. 

Hiệu trưởng nhà trường Lâm Tuấn Khanh cho biết: "Thực hiện công tác tuyển sinh, đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã chú trọng kiện toàn Hội đồng tuyển sinh; xây dựng kế hoạch tuyển sinh; tập trung các nguồn lực dành cho công tác tuyển sinh. Trong đó, nhà trường thực hiện việc giao khoán chỉ tiêu tuyển sinh đến các phòng, khoa; phân công chi tiết nhiệm vụ đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện công tác này. Đồng thời, nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, về thông tin tuyển sinh đến nhân dân trên địa bàn và các khu vực lân cận”. 

Nâng cao chất lượng dạy và học trong môi trường đào tạo nghề nghiệp gắn với học văn hóa, nhà trường thường xuyên tổ chức tập huấn, giám sát công tác giáo viên chủ nhiệm; yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm thường xuyên họp, sinh hoạt lớp để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của học sinh để kịp thời tháo gỡ; thường xuyên dự giờ, kiểm tra, thăm lớp đánh giá chất lượng giờ giảng của giáo viên; kiểm tra hồ sơ, giáo án, các điều kiện trước khi lên lớp của giáo viên. 

Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên. Hàng năm, nhà trường đã cử nhiều đợt giáo viên tham gia tập huấn theo chương trình của Tổng cục Dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo; tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh, cấp quốc gia; tham gia hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc… nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên có cơ hội học hỏi, giao lưu, nâng cao trình độ chuyên môn. 

Bên cạnh đó, nhà trường luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp nâng cao trình độ, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kiến thức, kỹ năng quản lý dạy nghề; 100% giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề theo 4 tiêu chí: Phẩm chất chính trị, đạo đức - Năng lực chuyên môn - Nghiệp vụ sư phạm - Khả năng nghiên cứu khoa học; tổ chức các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên; tăng cường cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, hình thành sinh hoạt chuyên môn ở các khoa, phòng, tổ bộ môn. Mặt khác, nhà trường chú trọng hoạt động liên kết với các doanh nghiệp sản xuất trong hỗ trợ đào tạo và tổ chức thực tập; 100% học sinh cuối khóa được bố trí thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất, giúp các em làm quen với môi trường lao động và thực tế đòi hỏi của thị trường lao động. 

Xây dựng các sáng kiến kinh nghiệm hàng năm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cũng như cải tiến phương pháp quản lý, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ đã từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và nâng cao kỹ năng tự học cho học sinh. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều xác định rõ trách nhiệm và nhiệt tình thực hiện công tác chuyên môn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, phục vụ tối đa nhu cầu học nghề của con em đồng bào các dân tộc khu vực phía Tây của tỉnh.

Nhà trường thường xuyên triển khai công tác phối hợp đào tạo, đặt địa điểm đào tạo, tổ chức các lớp, các chương trình tập huấn; phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Đại học Vinh, Đại học Thành Đô, Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, Trường Cao đẳng Yên Bái, Trường Cao đẳng Nghề Long Biên, Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỹ nghệ Việt Nam, Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Nam Định… tạo điều kiện cho người học có nhu cầu được tham gia học tập.

Thiên Cầm

Tags Yên Bái đào tạo nghề nguồn nhân lực thị trường lao động tay nghề cao dạy nghề

Các tin khác
Tính đến ngày 16/2, các địa phương trong huyện đã khởi công 9 nhà, dự kiến đến hết tháng 2 sẽ có 66 nhà khởi công

Năm 2025, huyện Lục Yên hỗ trợ xóa 260 nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình người có công. Trong đó, làm mới là 194 nhà, sửa chữa là 66 nhà. Mức hỗ trợ là 60 triệu đồng đối với nhà làm mới và 30 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái hướng dẫn người dân các thủ tục hành chính

Năm 2024, Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhờ đẩy mạnh cải cách hành chính và phát triển dịch vụ công trực tuyến.

Người dân đổi giấy phép lái xe tại TP HCM.

Đại diện Cục Đường bộ Việt Nam khuyến cáo người dân không nên đổ xô đi đổi giấy phép lái xe, chỉ những người có giấy sắp hết hạn mới cần đổi.

Mức lương hưu bình quân của người hưởng hiện nay là 6,2 triệu đồng/tháng.

Từ ngày 1/7/2025, hơn 190.000 người sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương hưu lần thứ 3 khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực. Theo thống kê, mức lương hưu bình quân của người hưởng hiện nay là 6,2 triệu đồng/tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục