Yên Bái: Nhanh chóng kiện toàn tổ chức, tiếp tục duy trì, đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thực hiện tiến trình cải cách hành chính của Nhà nước, tỉnh Yên Bái đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhằm đảm bảo sự tinh gọn, song không giảm tính hiệu quả của chương trình, việc giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, chuyển chức năng và tổ chức về dân số từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về ngành y tế nhằm giúp công tác DS-KHHGĐ ngày càng mạnh, ngày càng phát huy hiệu quả hơn.

Phụ nữ xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) tìm hiểu về công tác DS-KHHGĐ qua phương tiện thông tin đại chúng.
Phụ nữ xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) tìm hiểu về công tác DS-KHHGĐ qua phương tiện thông tin đại chúng.

Quán triệt quan điểm của Đảng, luôn xác định công tác dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống; đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp và rõ rệt, tỉnh Yên Bái, những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên cơ sở công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã thu được nhiều kết quả cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, trong 2 năm 2006 và 2007, toàn tỉnh đã không đạt chỉ tiêu giảm sinh do HĐND tỉnh giao. Đâu là nguyên nhân?

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm rõ rệt từ 2,115% năm 1991 xuống còn 1,351% năm 2007; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 45% năm 1991 xuống còn 11,12% năm 2007; nhiều thôn bản, xã, phường đã giảm nhanh số người sinh con thứ 3 trở lên. Kết quả đó đã góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. 
Thực hiện tiến trình cải cách hành chính của Nhà nước, sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhằm đảm bảo sự tinh gọn, song không giảm tính hiệu quả của chương trình, việc giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, chuyển  chức năng và tổ chức về dân số từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về ngành y tế nhằm giúp công tác DS-KHHGĐ ngày càng mạnh, ngày càng phát huy hiệu quả hơn.

Mặc dù vậy, một bộ phận cán bộ nhân dân vẫn hiểu sai, cho rằng, công tác DS-KHHGĐ đã kết thúc nên việc chỉ đạo, thực hiện chính sách DS-KHHGĐ do việc giải thể này chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số cơ sở làm việc cầm chừng. Chiến dịch tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/KHHGĐ đợt I năm 2008 được triển khai ngay từ đầu năm, nhưng kết quả thực hiện các biện pháp KHHGĐ  đạt thấp so với chỉ tiêu tỉnh giao; một số thôn, bản và xã, phường tăng số người sinh con thứ 3.

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác DS-KHHGĐ, duy trì xu thế giảm sinh của tỉnh nhằm sớm ổn định quy mô dân số hợp lý, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:

Một là: Thực hiện Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở y tế, phòng y tế thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và Thông tư 05/2008/ TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương, nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, đảm bảo đủ điều kiện, năng lực để quản lý và triển khai chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ. Giữ nguyên đội ngũ cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã, phường, thị trấn và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, xóm, bản, làng, tiếp tục nâng cao năng lực và nhiệt tình cho đội ngũ này, đảm bảo duy trì các hoạt động tuyên truyền, vận động và cung cấp các biện pháp KHHGĐ tới tận người dân.

Hai là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đặc biệt trong thời gian này cần nghiêm túc thực hiện Hướng dẫn số 50-HD/TG, ngày 14.5.2008 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Yên Bái về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX ) "Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ". Tập trung đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém, vai trò, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức gương mẫu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, lãnh đạo; chú trọng đề xuất những giải pháp cụ thể, phù hợp với từng địa phương, cơ sở.

Ba là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; huy động đồng bộ, thường xuyên các kênh truyền thông, chú trọng truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp, tập trung vào nội dung thực hiện KHHGĐ, làm mẹ an toàn, phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản và đảm bảo cân bằng giới tính khi sinh, mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục DS-KHHGĐ, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường.

Ngay trong 6 tháng cuối năm 2008 cần xây dựng kế hoạch, tổ chức, phối hợp, triển khai tốt chiến dịch tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/KHHGĐ đến vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao đợt 2 đạt kết quả cao, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình thôn, bản, xóm, làng; xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Bốn là: Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/KHHGĐ. Đa dạng các biện pháp tránh thai cũng như các loại hình cung cấp dịch vụ và tư vấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản/KHHGĐ phù hợp, thuận tiện và dễ tiếp cận, đáp ứng kịp thời cho các đối tượng có nhu cầu, hạn chế tình trạng có thai ngoài ý muốn, giảm mạnh tình trạng nạo thai, hút thai đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Năm là: Tổ chức lưu giữ và quản lý tốt các cơ sở dữ liệu dân cư đã được thiết lập, tiếp tục nâng cao năng lực thu thập, xử lý cung cấp thông tin dữ liệu. Tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý, bổ sung các thông tin về DS-KHHGĐ của cộng tác viên vào sổ hộ gia đình nhằm thu thập thông tin dữ liệu đầu vào đầy đủ, chính xác, kịp thời và tin cậy.

Sáu là: Tăng cường sự cam kết lãnh đạo, chỉ đạo, tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, sự ủng hộ của những người có uy tín trong cộng đồng đối với công tác DS-KHHGĐ, tiếp tục đẩy mạnh dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận ủng hộ việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. 

Bảy là: Đảm bảo kinh phí và các điều kiện hoạt động cho công tác DS-KHHGĐ; phân bổ công khai, tập trung xuống cơ sở theo từng mục tiêu đúng với cơ chế quản lý tài chính hiện hành; tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực.

Ông Lương Kim Đức - Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Yên Bái: "Nếu không khắc phục thiếu sót, nhanh chóng kiện toàn tổ chức, tiếp tục duy trì, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ thì năm 2008 và các năm tiếp theo, tỉnh sẽ khó đạt được chỉ tiêu các biện pháp KHHGĐ và chỉ tiêu giảm sinh của Trung ương và Hội đồng nhân dân tỉnh..."

Lương Kim Đức - Phó giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Yên Bái

Các tin khác

Tin từ VNPT ngày 10.7 cho biết, DN này đang khẩn trương chuẩn bị để từ tháng 10.2008 sẽ thực hiện đổi số điện thoại tại 53 tỉnh, thành phố.

Các doanh nghiệp có sai phạm liên quan tới giá thuốc có thể bị thu hồi giấy phép, đình chỉ hoặc tạm dừng kinh doanh.

YBĐT – 5 năm qua, MTTQ phường Hồng Hà thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức thành viên nắm bắt tốt diễn biến tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương

Công an xã Cẩm Ân, họp giao ban về công tác an ninh cơ sở.

YBĐT - Những năm qua, Công an xã Cẩm Ân, huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn làm tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc đề ra nhiều biện pháp giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục