Trấn Yên: căng sức khắc phục hậu quả thiên tai

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nằm trong vùng trọng điểm lũ, Trấn Yên (Yên Bái) là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề. Lũ đã làm ngập 2.500 ha lúa và hoa màu của 18 xã dọc sông Hồng, làm ngập hàng nghìn ngôi nhà trong đó có 500 ngôi nhà bị hư hỏng nặng... Ước thiệt hại do lũ gây ra lên đến vài chục tỷ đồng. Hiện, lũ đã rút, cùng công tác cứu trợ, việc khắc phục hậu quả thiên tai đang được huyện Trấn Yên khẩn trương khắc phục.

Nhiều diện tích ngô bị ngập úng thiệt hại hoàn toàn.
Nhiều diện tích ngô bị ngập úng thiệt hại hoàn toàn.

Sau 5 ngày ngập úng nước đã rút, nhưng tuyến đường Yên Bái - Khe Sang qua trung tâm huyện Trấn Yên vẫn tắc do nhiều đoạn vẫn bị ngập nước và bùn lầy. Vì vậy, chúng tôi vẫn dùng xe máy đi đường tắt qua sân bay Yên Bái, qua xã Nga Quán từ đó theo đường Yên Bái - Khe Sang mới lên được  thị trấn Cổ Phúc. Hai bên đường những ruộng lúa, ruộng ngô, rau màu... vẫn bị lấp dưới bùn; nhiều nơi nước vẫn ứ đọng thành hồ. Mùi  hôi thối của bùn đất, cộng với xác động đã bốc lên nồng nặc rất khó chịu. Trái với tưởng tưởng của chúng tôi, nhịp sống bình thường đã trở lại với người dân thị trấn trung tâm huyện. Đường phố tương đối phong quang sạch sẽ, chợ Cổ Phúc đã họp trở lại. Mọi nhà dân ở hai bên đường đang khẩn trương vệ sinh nhà cửa, đồ đạc ổn định cuộc sống. 

Anh Hà Việt Hưng - Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: “Đợt lũ vừa qua, thị trấn có 815 hộ dân bị ngập úng, trong đó có 5 nhà bị hư hỏng nặng. Lũ cũng làm ngập úng 53 ha lúa, 6 ha màu, làm hư hỏng nhiều tuyến đường, đê, kênh mương thuỷ lợi... ước tính, thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng. Để khắc phục hậu quả lũ lụt, hiện nay thị trấn đang huy động nhân dân 13/14 thôn bị ngập kết hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng cứu hộ tiến hành vệ sinh nhà cửa, đường phố, xử lý ô nhiễm môi trường, tu sửa đường giao thông... sớm ổn định cuộc sống”. Được biết, ngay sau lũ lớn xảy ra, thị trấn Cổ Phúc đã thông báo nhanh tới nhân dân để chủ động chạy lũ, đồng thời huy động các lực lượng dân quân, thanh niên, công an... tham gia giúp nhân dân sơ tán đồ đạc, tài sản của dân.

Khi nước rút (chiều 11/8), thị trấn đã nhanh chóng chỉ  đạo các tổ dân phố, ban ngành, đoàn thể thống kê số hộ, khẩu bị thiệt hại, chuyển 500 kg gạo cứu trợ tới 100 hộ dân đang gặp khó khăn, không để dân đói. Do vậy, dù nước rút chưa lâu nhưng cuộc sống người dân đã nhanh chóng đi vào ổn định. Trên các tuyến phố địa bàn thị trấn do nước rút đến đâu bà con đã quét dọn phù sa, bùn đất đến đó nên lượng bùn đất đọng lại không nhiều, chỉ còn lại một số điểm thấp, trũng nước chưa rút hẳn và khu vực đường bờ sông do nước rút nhanh nên số lượng bùn đất đọng lại nhiều, các tuyến đường giao thông nội thị đã đi lại được.

Cũng như nhân dân thị trấn Cổ Phúc, ngay sau khi nước rút, chính quyền và nhân dân các xã nằm trong vùng ngập lụt như: Việt Thành, Đào Thịnh, Báo Đáp, Y Can, Quy Mông, Văn Tiến, Văn Lãng... đã nhanh chóng ổn định cuộc sống cho nhân dân. Việc tổ chức lại sản xuất đã được tính đến nhưng vấn đề trước mắt vẫn là cái ăn, cái uống và chỗ ở cho người dân.

Về vấn đề hậu lũ, ông Nguyễn Khánh - Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống bão lũ cứu nạn của huyện cho biết: “Với phương châm không để người dân nào bị đói, bị khát, chúng tôi đã chuyển 5 tấn gạo và mì tôm tới các xã vẫn đang ngập úng. Đồng thời, chỉ đạo các xã nhanh chóng xúc tiến để thống kê nhưng thiệt hại do lũ để chuyển tiền, hàng cứu trợ tới người dân sớm nhất; chỉ đạo các lực lượng của huyện và lực lượng hỗ trợ của tỉnh nhanh chóng đảm bảo giao thông, vệ sinh môi trường”.

Với phương châm nước rút đến đâu vệ sinh đến đó, Trung tâm Y tế huyện đã huy động hết cán bộ của đơn vị kết hợp với lực lượng hỗ trợ của Sở Y tế, của Sư đoàn 316  xuống các xã vận động nhân dân  thực hiện thu dọn rác, xác vật nuôi để xử lý...; cấp phát thuốc để xử lý các giếng nước. Đến ngày 13/8, Trung tâm đã chuyển 200kg thuốc CloraminB tới các xã đảm bảo cung ứng đủ để nhân dân cách khử trùng nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên với số xã ngập lụt quá lớn, huyện tiếp tục cần sự chi viện của trên về máy móc, con người và số lượng thuốc phòng dịch bệnh sau lũ. Việc tự lực, tự cường của người dân Trấn Yên  khắc phục hậu quả thiên tai rất đáng hoan nghênh.

Chị Nguyễn Thị Hà - chủ vườn ươm chè giống thôn Hồng Hà, xã Nga Quán cũng bị lũ gây ngập úng 60 vạn bầu chè giống, trị giá trên 240 triệu đồng, chị đã huy động người nhà và thuê nhân công để cứu chè.

Lũ đã qua, nước đang rút dần, mỗi người dân Trấn Yên đang phát huy tinh thần tự lực tự cường để vượt qua khó khăn. Song bên cạnh sự cố gắng đó, nhiều hộ dân ở Trấn Yên cũng đang rất cần đến sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức và cộng đồng để sớm ổn định cuộc sống.

P.V

Các tin khác
Ngôi nhà duy nhất còn lại sau lũ quét ở Làng Mường, xã Tô Mậu (Lục Yên).

YBĐT - Là một trong những địa phương của tỉnh Yên Bái gánh chịu hậu quả nặng nề của đợt mưa lũ ngày 8 – 9/8, với sự chỉ đạo quyết liệt của tập thể lãnh đạo huyện, Lục Yên đã chủ động trong công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn(TKCN) cũng như hoạt động cứu trợ nhân dân vùng bị nạn.

Thành phố Yên Bái và các huyện lân cận chìm trong biển nước lũ. (Ảnh: Quang Thiều)

Trong những ngày qua, các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, MTTQVN.. cùng nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước đã tích cực quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng lũ.

Trong hai ngày 13 và 14/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng kết Chiến lược phòng chống cúm gia cầm độc lực cao ngành nông nghiệp.

Đồng chí Lê Mạnh Hùng (bên trái ngoài cùng), đồng chí Hoàng Thị Hạnh (thứ 3 bên phải) trao tiền hỗ trợ cho gia đình chị Trần Thị Dũng.

YBĐT - Ngày 13/8, đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm và kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau lũ tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên. Cùng đi có đồng chí Hoàng Thị Hạnh – Trưởng ban dân vận Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục