Cảnh giác với dịch bệnh sau lũ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/8/2008 | 12:00:00 AM

Mưa lũ đang gây những tổn thất nặng nề trước mắt về con người và tiền của. Những hệ lụy về sức khỏe chắc chắn còn kéo dài nếu hôm nay chúng ta không có ý thức phòng tránh.

Xử lý giếng sau bão lụt để đảm bảo nguồn nước sạch
Xử lý giếng sau bão lụt để đảm bảo nguồn nước sạch

Bệnh về đường tiêu hóa

Lũ lụt chính là cơ hội để các dịch bệnh về đường tiêu hóa (tả, lỵ, thương hàn…) bùng phát. Nước lũ tràn về, cuốn theo xác động vật, gia súc, gia cầm, cùng các chất thải khác tạo điều kiện cho các mầm bệnh do các loại vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng lan tràn khắp nơi, “tự tung tự tác” gây bệnh. Vì thế, người dân ở vùng lũ cần phải sớm được tiêm các vaccine phòng bệnh (sau khi tiêm 2 tuần thì mới tạo ra miễn dịch chống lại bệnh tật). Cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc chống tiêu chảy như Oresol, Berberin, Diosmectil, Loperamid, Nufuroxasid, Opizoic; các loại thuốc trị bệnh lỵ do ký sinh trùng amip như Emetin, Diloxanid, Metronidazol…

Bệnh sốt rét

Dòng nước chảy chính là môi trường để các loại muỗi truyền bệnh sốt rét chạy đi khắp nơi, không riêng gì trong vùng thường xuyên có sốt rét lưu hành. Những ao hồ, vũng nước đọng sau khi lũ rút trở thành ổ để muỗi truyền bệnh sốt rét sinh đẻ. Đó là chưa kể rất nhiều gia đình mất nhà, mất cửa, không có chăn màn che chắn, phải nằm ngủ giữa “màn trời chiếu đất”, muỗi càng được dịp tấn công ồ ạt. Cần sớm chuẩn bị các loại thuốc phòng bệnh sốt rét như Cloroquin, Mefloquin và các loại thuốc chữa bệnh như Artemisinin, Artesunat, Cloroquin, Primaquin, Quinin.

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Các loại nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi sẽ là những bệnh lý khá phổ biến sau lũ lụt. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em và người già. Trải qua nhiều ngày đêm bị đói và rét, đầm mình trong mưa và lũ, ăn ngủ và sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn, các nguồn thức ăn và nước uống cứu trợ chỉ là cứu giúp nhất thời, lại thiếu rau xanh nên cơ thể họ sẽ dần bị suy kiệt. Nhiễm lạnh lâu ngày, điều kiện sinh hoạt chật chội, mất vệ sinh do môi trường ô nhiễm sẽ phát sinh ra các căn bệnh đường hô hấp nói trên. Tỷ lệ tử vong sẽ cao nếu không có các loại thuốc đặc trị và sử dụng kịp thời. Các loại thuốc kháng sinh như Ampicillin, Amoxicillin, Cloxacillin... và các loại thuốc ho, thuốc hạ nhiệt, giảm đau như Paracetamon, Aspirin và vitamin (C, B1) đều là những thuốc nằm trong danh mục trị các căn bệnh này.

Và nhiều loại bệnh khác

Các bệnh ngoài da, bệnh đau mắt và các bệnh phụ khoa cũng là những căn bệnh xảy ra nhiều sau cơn lũ. Các loại thuốc chống nấm gây bệnh nước ăn chân như ASA, dung dịch cồn iôt, cồn hắc lào BSI, thuốc trị ghẻ như Diethylphtalat (DEP), các loại thuốc đau mắt nước như dung dịch Cloramphenicol 0,4%, Sulfaxylum 10% là rất cần thiết. Các bệnh phụ khoa như viêm loét cổ tử cung, viêm âm đạo do nấm Cadida cũng là những bệnh thường gặp ở chị em do bị ngâm mình lâu trong làn nước bẩn. Khi thấy có các triệu chứng như viêm nhiễm, ngứa ngáy, ra nhiều khí hư có mùi hôi thì nên đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị.

(Theo NTNN)

Các tin khác

YBĐT - Năm học 2008 - 2009, học sinh Yên Bái tựu trường vào ngày 21/8, sớm hơn mọi năm nửa tháng, chính vì vậy mà thời điểm này là lúc thị trường sách, đồ dùng học tập trở nên sôi động nhất.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang theo đuổi mục tiêu đến năm 2009, kết nối mạng internet băng thông rộng tới tất cả các trường học trên cả nước, kể cả bậc học mẫu giáo, mầm non và cơ sở đào tạo nghề.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: từ nay đến cuối năm 2008 phải có giải pháp mang tính đột phá để tháo gỡ những vướng mắc trong khâu đào tạo và dạy nghề ở nước ta.

Giờ thực hành tiêm phòng lợn lớp đào tạo nghề ngắn hạn chăn nuôi thú y tại xã Lâm Giang.

YBĐT - Vẫn là những công việc thường ngày của nhà nông như: chăn lợn, nuôi bò, trồng lúa, làm ngô…nhưng giờ đây nhiều nông dân ở vùng cao Văn Yên mới được tiếp cận, nắm bắt nó một cách bài bản với bao điều mới lạ, nhờ có những lớp dạy nghề lần đầu tiên được mở ngay tại xã nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục