Cổ Văn ngày ấy, bây giờ

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đứng trước tấm bia lớn ghi công của những chiến sỹ du kích Cổ Văn, trong tôi trào dâng những xúc cảm thiêng liêng, muôn vàn cảm phục. Như hiểu những nghĩ suy của tôi, đồng chí Hoàng Văn Sang - Chủ tịch UBND xã Mường Lai (Lục Yên) nói: “Tất cả người dân Mường Lai mãi không quên ơn của các bậc tiền bối, những người đã viết nên trang sử vẻ vang cho quê hương, đất nước".

Ông Hoàng Triều Cống - Tiểu đội trưởng Tiểu đội du kích Cổ Văn năm xưa đang ôn lại những kỷ niệm chiến đấu.
Ông Hoàng Triều Cống - Tiểu đội trưởng Tiểu đội du kích Cổ Văn năm xưa đang ôn lại những kỷ niệm chiến đấu.

Tôi được trở về với thời oai hùng của những người con đã làm nên bao chiến công hiển hách khi bước chân về gần nơi thành lập Đội Du kích Cổ Văn.  Ký ức một thời như hiện ra trước mắt qua giọng kể trầm ấm của bác Hoàng Quang Nhạn - một "pho sử sống" của người Tày Lục Yên, và qua cả cái miệng móm mém của người Tiểu đội trưởng Tiểu đội du kích Cổ Văn năm xưa giờ tuổi đã ngoài 80 - ông Hoàng Triều Cống.

Nhớ lắm cái ngày mà cao trào cách mạng đang lên, Trung ương Đảng bàn bạc tìm cách đối phó với kẻ thù. Đồng chí Tống, tức Phạm Văn Đồng, được giao trọng trách thành lập một đội quân hướng về Cổ Văn - Lục Yên để xây dựng phong trào. Đoàn cán bộ gồm 4 đồng chí: Nông Ngọc Đính - còn gọi là Đội Anh, Bễ Hoắc (Giang Hà), Lê Văn Hưu (Đội Minh), La Văn Tân (Khôi Việt) tạo dựng một cơ sở tại Hàm Yên (Tuyên Quang) và đưa vào Cổ Văn, Từ Hiếu (hai xã này sau sáp nhập và lấy tên xã là Mường Lai).

Ngay chiều ngày 14/6/1945, đội quân đã tiến vào nhà Phó chánh tổng Nghiêm Văn Tuân để giác ngộ. Sau khi Nghiêm Văn Tuân được giác ngộ đã tìm đến nhà Chánh Sấu, giác ngộ được Chánh tổng và đến ngày 19/6/1945, Đội Du kích Cổ Văn chính thức được thành lập gồm 27 đồng chí. Từ thực hiện chiến tranh du kích đến việc tuyên truyền đồng bào, vận động, dụ hàng những quan sai về với nhân dân, thanh thế của Đội Du kích ngày càng được nhân dân trong vùng biết đến, nhiều trai tráng đã tìm đến để tụ nghĩa. Chẳng lâu sau, từ con số 27 đã tăng lên 200 chiến sỹ, oai danh nổi như cồn khiến quân địch run sợ.

Đỉnh cao của phong trào chính là ngày 8/7/1945, khi Hoàng Triều Cống - Tiểu đội trưởng Tiểu đội du kích Cổ Văn một mình cảm tử lao vào vòng vây của Trần Lê Nghiêm (Châu Nghiêm) để dụ hàng. Đến chiều cùng ngày, Đội Du kích Cổ Văn chính thức giành được chính quyền châu Lục Yên và tiến đến giải phóng cho các xã thoát khỏi ách nô lệ, chiếm đóng của quân Ván, quân Lộc (đội quân của Nhật chiếm đóng ở các xã của Lục Yên). Đội tiếp tục tiến sang Hàm Yên (Tuyên Quang), Hà Giang, châu Bắc Hà giúp các lực lượng ở đây nổi dậy giành chính quyền. Không chỉ vậy, những người chiến sỹ quả cảm đã bắt liên lạc và tập trung lại với Đội Tự vệ Yên Bái, Đội Du kích Âu Cơ để phục vụ cho cuộc chiến tranh trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này.

Hôm nay, người dân Mường Lai hàng ngày hàng giờ ra sức kiến tạo quê hương. Xã có diện tích trồng lúa là 372 ha, cộng với việc thâm canh tăng vụ, đưa vụ ba vào sản xuất và phát triển mạnh đàn trâu, bò trên 1.800 con. Nếu như năm 2000, năng suất lúa bình quân là 86 tạ/ha thì nay đã đạt 97 tạ/ha; bình quân lương thực là 486 kg/người/năm đến nay tăng lên 540 kg/người/năm; thu nhập từ 1,4 triệu đồng tăng lên 4,86 triệu đồng/người/năm...

Như khẳng định sự đổi thay của quê hương, Chủ tịch UBND xã nói thật lớn: “Toàn xã có 7.066 khẩu, 1.521 hộ, đồng bào Tày chiếm 97% song đã có đến 95% hộ có thể bảo đảm ổn định về lương thực; trên 85% gia đình đầy đủ các phương tiện sinh hoạt như: xe máy, ti vi, đài cát sét...”. Không chỉ chú ý đến việc phát triển kinh tế, công tác chăm lo đời sống văn hóa - xã hội, nhất là việc con em phải được học hành chu đáo, được chăm sóc sức khỏe tốt đã trở thành một mục tiêu quan trọng trong công cuộc đổi mới trên quê hương anh hùng này.

Một ngày ở Cổ Văn, được tâm sự, được sẻ chia, chúng tôi hiểu hơn về những con người nơi đây. Và chắc chắn, những người hôm nay sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của thế hệ đi trước.

Ngọc Sơn

Các tin khác
Ảnh minh họa.

YBĐT - Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm học 2007 – 2008 đã khai mạc vào sáng nay (18/8) và tiếp tục trong 2 ngày 19, 20/8.

Phần lớn thôn Tùng Chỉn I, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai bị san phẳng sau trận lũ quét

Mặc dù đã công bố thành công nhưng các trạm cảnh báo lũ quét đặt tại các tỉnh vừa bị lũ tàn phá hoàn toàn không phát huy tác dụng.

Những gì còn lại ở thôn Cửa Ngòi sau lũ.

YBĐT - Nhìn cái ngấn phù sa bám trên thân hàng cau trước sân nhà anh Luận mà rợn cả người. Có cây đã bị nước lũ quật ngã. Đống gỗ gom được từ ngôi nhà đổ nát xếp trên nền nhà cũ phủ đầy phù sa, cái còn cái mất chẳng biết có đủ để dựng lại nữa không?!

Ông Phạm Văn Lưu - Giám đốc Công ty Bảo Minh Yên Bái trao hàng cứu trợ cho gia đình chị Nguyễn Thị Toán ở khu 4, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

YBĐT - Là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề trong đợt lũ vừa qua, toàn huyện Trấn Yên có 4 người chết, 3 người bị thương; hơn 5 nghìn hộ dân phải di dời, gần 1000 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó có 20 ngôi nhà bị trôi, 50 nhà bị đổ, 55 nhà sập, 500 nhà bị hư hỏng nặng… tập trung tại các xã ven sông như: Âu Lâu, Minh Tiến, Y Can, Quy Mông, Việt Thành, Báo Đáp, Đào Thịnh, Minh Quân …

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục