Văn Chấn: Năm học mới, giải pháp mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày tựu trường 21/8 đã đến. Các hoạt động chuẩn bị cho năm học mới, với nhiều giải pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục đã và đang được cấp uỷ, chính quyền và ngành giáo dục ở huyện Văn Chấn (Yên Bái) chú trọng quan tâm.

Trước năm học mới 2008-2009, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện đã chủ động bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển đồng thời với việc sắp xếp đội ngũ giáo viên một cách khoa học và hợp lý nhất. Phòng còn tổ chức khảo sát chất lượng giáo viên chuyển vùng ở nơi khác tới.

Qua khảo sát thực tế cho thấy đội ngũ này chuẩn về bằng cấp nhưng trình độ chưa cập với yêu cầu đề ra nên tiếp tục phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, năm học vừa qua, phòng đã tiến hành khảo sát hơn 1.000 giáo viên, trong đó có tới trên 100 giáo viên chất lượng yếu kém. Đối với những giáo viên yếu về chất lượng phòng sắp xếp cho đi bồi dưỡng và bố trí làm các công việc khác. Bên cạnh đó, huyện cũng tiến hành kiện toàn lại Hội đồng giáo dục cấp huyện và Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục.

Theo ông Hà Kim Nhăng - Trưởng phòng Giáo dục: "Năm học này Văn Chấn dự kiến phát triển cả về qui mô cũng như nâng cao chất lượng giáo dục". Với ngành học mầm non, huyện huy động tối đa trẻ 5 tuổi nhập học. Các nhóm lớp công lập, chỉ huy động học sinh khi các địa phương và nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục đảm bảo điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất. Trong ngành học phổ thông, ở bậc tiểu học sẽ hạn chế tới mức thấp nhất tổ chức lớp ghép, coi đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.

Khuyến khích các trường tổ chức lớp 2 buổi/ngày, song phải kiểm tra thẩm định đủ điều kiện mới được tổ chức; chỉ đạo các trường huy động tối đa trẻ 6 tuổi vào lớp 1, nhưng trong trường hợp đặc biệt quá ít học sinh (dưới 10 em) sẽ động viên phụ huynh đưa về học ở các điểm trường khác, tổ chức nội trú dân nuôi, hoặc chờ năm học sau. Phòng yêu cầu các trường định biên số học sinh/lớp không quá qui định.

Còn ở bậc trung học cơ sở, Văn Chấn sẽ huy động cao nhất học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, và không chuyển học sinh trung học cơ sở sang học bổ túc văn hoá; khuyến khích các trường vùng đặc biệt khó khăn tổ chức cho học sinh ở nội trú, song nhà trường phải bảo đảm các yêu cầu tối thiểu cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh; phân công, phân nhiệm cụ thể trong quản lý học sinh nội trú.

Riêng ngành học giáo dục thường xuyên, tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ  sở đúng độ tuổi, làm nền tảng vững chắc cho công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Các trường hướng mạnh vào huy động học sinh xoá mù chữ, phổ cập, bổ túc ở các địa bàn chưa đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở, hoặc các địa bàn có chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở chưa bền vững.

Với ngành học phổ thông, Phòng tiếp tục rà soát lại số học sinh "ngồi nhầm lớp", trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên từng bước nâng cao chất lượng. Ngành thực hiện triệt để việc nghiệm thu, bàn giao chất lượng theo định kỳ: đầu năm, giữa kỳ I, kỳ II và cuối năm đối với bậc tiểu học. Còn với bậc trung học cơ sở, tăng cường kiểm tra chéo thông qua hoạt động của mạng lưới chuyên môn và tổ cốt cán chuyên môn của Phòng, trên cơ sở đó phân loại học sinh; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tuyên truyền giáo dục đạo đức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tuy nhiên, để thực hiện được các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trước tiên đòi hỏi mỗi giáo viên và lãnh đạo các trường cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trong quản lý đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, tài chính; chuyển đổi một số phòng học sang các phòng chức năng nâng cao chất lượng, hiệu quả trang thiết bị được cấp phát.

Bên cạnh đó, các trường tiếp tục đánh giá và sàng lọc cán bộ, giáo viên theo tinh thần Nghị quyết 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhằm xếp loại cán bộ giáo viên theo đúng năng lực, phân công nhiệm vụ phù hợp khả năng từng người ngay từ đầu năm học, khơi dậy ý thức nghề nghiệp, kỷ luật lao động của cán cán bộ giáo viên; kiên quyết xử lý những sai phạm trong công tác quản lý chỉ đạo và thực hiện qui chế chuyên môn. 

Quan trọng hơn là các trường cần phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý chỉ đạo; tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhất là tự thanh tra; đồng thời cùng cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể xã hội địa phương tập trung đầu tư cao độ, hướng tới mục tiêu nâng chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.

Mạnh Hưng

Các tin khác

YBĐT - Xuân Tầm là xã vùng cao của huyện Văn Yên (Yên Bái), với 484 hộ, trong đó trên 95% số hộ là đồng bào dân tộc Dao. Những năm qua, Công an xã đã làm tốt công tác tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cũng như phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), đấu tranh tố giác tội phạm. Nhờ vậy, số vụ việc liên

YBĐT - Bên cạnh việc tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho trường học, các phong trào, các cuộc vận động do ngành phát động đã từng bước thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện cho học sinh. Bước vào năm học 2008 – 2009, ngành giáo dục & đào tạo Yên Bái đã sớm xây dựng kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục & Đ

YBĐT - Đêm 9- 8, trời vẫn mưa nặng hạt do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4, cả người dân xã Việt Thành (Trấn Yên) bàng hoàng khi nghe tin đê vỡ. Người thì bao tải, người đem theo cọc tre đổ xô ra chân đê Lan Đình chạy qua địa phận thôn 9, 10 của xã để hàn khẩu tuyến đê đất, nếu không cả trăm ha lúa đang thì con gái của xã sẽ mất trắng do ngập. Trong dòng người đó có anh Nguyễ

Thí sinh TPHCM thi tốt nghiệp năm 2008.

Theo quy định, những TS nhờ người thi hộ sẽ bị hủy kết quả thi và cấm thi từ 1- 2 năm. Trường hợp đi thi hộ sẽ bị hủy kết quả thi tốt nghiệp phổ thông, thi tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục tại các kỳ thi cùng năm

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục