Yên Bình: Ổn định đời sống và sản xuất sau lũ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Bão lũ đi qua, để lại nhiều thiệt hại nặng nề về người và của. Khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân bị thiệt hại là nhiệm vụ hàng đầu mà các cấp ủy, chính quyền ở Yên Bình (Yên Bái) đang tập trung chỉ đạo, thực hiện.

Ngay sau lũ, huyện đã trích ngân sách hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng. 72 gia đình, ở 14 xã thị trấn có nhà đổ hoàn toàn được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ; gia đình có người chết được hỗ trợ 12 triệu đồng/nạn nhân; người bị thương 1 triệu đồng/người. Huyện đã mua 5 tấn gạo hỗ trợ khẩn cấp các hộ bị mất lương thực dự trữ và sập nhà. Các lực lượng tổ chức xử lý môi trường sau lũ, khử trùng 400 giếng nước ăn và các điểm ô nhiễm nặng. Việc tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ được UBND huyện tổ chức kịp thời, thuận tiện cho các đơn vị, các nhân có lòng hảo tâm giúp đỡ nhân dân vùng lũ. Tới nay, Yên Bình đã tiếp nhận và đưa tận tay người dân vùng lũ gần 2.000 thùng mì tôm, 2.200 kg gạo, 95 thùng hàng cứu trợ của Hội Chữ thập đỏ, trên 100 bộ quần áo, 173 triệu đồng và nhiều đồ cứu trợ khác. Đời sống nhân dân vùng lũ, cơ bản ổn định, Yên Bình không để xảy ra tình trạng người dân đói vì không có lương thực, an ninh trật tự được bảo đảm. Nhiệm vụ số 1 của Yên Bình là khôi phục sản xuất.

Theo Bí thư Huyện ủy Hoàng Xuân Nguyên, các cấp ủy, chính quyền đã tổ chức cho nhân dân khắc phục những thiệt hại về hệ thống kênh mương thủy lợi và đồng ruộng. Đối với những diện tích bị bồi lấp hoàn toàn, chỉ đạo của huyện là khai hoang, phục hoá, nhưng tập trung vào những diện tích có thể chuyển sang trồng ngô vụ đông được. Với diện tích lúa bị nước lũ tràn qua, các địa phương chỉ đạo nhân dân khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, đắp lại bờ, tiếp tục chăm sóc để lúa có thể sinh trưởng tốt. Khó khăn trong khôi phục sản xuất hiện nay là nước tưới không bảo đảm do hàng chục công trình, hạng mục thủy lợi bị hư hỏng, ảnh hưởng nặng.

Theo thống kê của huyện, trên 26.230 m3 đất đá sạt lở, vùi lấp các công trình, hạng mục thủy lợi; trên 500 ha lúa bị ảnh hưởng; thiệt hại trên 2.950 triệu đồng. Nhiều công trình thủy lợi lớn ở Bạch Hà, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Vũ Linh, Xuân Lai, Bảo Ái, Phúc An, Đại Minh, Hán Đà bị sạt lở ta luy kênh, đầu mối, trôi đường ống, sập cầu máng... Chỉ đạo của huyện là khẩn trương thống kê chi tiết thiệt hại để tỉnh đầu tư ngân sách cho huyện trực tiếp sửa chữa, khôi phục.

Trong khôi phục, ưu tiên những diện tích có thể sản xuất vụ đông. Khắc phục hậu quả bảo lũ là nhiệm vụ cấp bách nhưng không thể làm xong trong ngày một ngày hai. Nguồn lực của huyện rất hạn hẹp, cần có sự hỗ trợ kịp thời, thông qua các chính sách của tỉnh. Qua điều tra, các gia đình có nhà bị sập hoặc hư hỏng đều là các gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, việc làm lại nhà là rất khó khăn. Kiến nghị của huyện là, tỉnh nâng mức hỗ trợ đối với nhà sập hoàn toàn từ 10 triệu đồng lên 15 triệu đồng/nhà; nhà hư hỏng nặng hỗ trợ 5 triệu đồng/nhà và 2 triệu đồng/nhà hư hỏng nhẹ.

Với diện tích ruộng phải khai hoang, phục hoá lại, đềø nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ theo mức khai hoang, phục hoá hiện hành, ruộng bị san lấp có thể khắc phục trong vụ sau, mức hỗ trợ  từ 5 - 7 triệu/ha... Trong ổn định đời sống nhân dân, việc tái định cư cho các hộ đang rất nan giải. Đi đôi với việc rà soát quỹ đất, xây dựng các khu tái định cư, đề nghị tỉnh xem xét hỗ trợ, cấp không cho dân về đất ở với mức giá từ 20 - 25 triệu đồng/nhà.

Trong đó, nhà ở khu vực vùng 2, đề nghị hỗ trợ khoảng 50% giá trị lô đất, khoảng 15 triệu đồng/nhà, nhà ở khu vực vùng 1 hỗ trợ khoảng 30% giá trị lô đất, khoảng 15 triệu đồng/nhà...

Trong bão lũ, Yên Bình đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, tự lực tự cường. Bên cạnh nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, rất cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của tỉnh, của cộng đồng để Yên Bình ổn định sản xuất và đời sống nhân dân vùng lũ, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ trong năm 2008.

P.V

Các tin khác

Ngày 27-8, Bộ GD-ĐT cho biết, triển khai đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (gọi tắt là “Đề án 165” của Bộ Chính trị), Ban Cán sự Đảng bộ đang yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài năm 2008 và những năm tiếp theo của giai đoạn 2008 - 2015.

Giám đốc Công ty Cổ phần ECOTECH (Hà Nội)trao tiền ủng hộ cho lãnh đạo Uỷ ban MTTQ tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Ngày 28/8, đại diện Công ty cổ phần ECOTECH (Hà Nội) đã tới thăm và ủng hộ 50 triệu đồng cho tỉnh Yên Bái để khắc phục hậu quả do đợt lũ lụt vừa qua.

Cơ sở sản xuất hàng cơ khí của gia đình chị Trần Thị Hoa,
tổ 48 phường Hồng Hà, giải quyết việc làm cho 15 lao động - 
có mức thu nhập 1,8 triệu đồng/tháng.

YBĐT - Nhận thức rõ yêu cầu quan trọng của công tác giải quyết việc làm là cải thiện và nâng cao mức sống cho người lao động, rút ngắn dần khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, tạo sản phẩm hàng hoá thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, những năm qua, thành phố Yên Bái (Yên Bái) đã có nhiều nỗ lực trong giải quyết việc làm cho người lao động.

Các giáo viên nhà trường bọc dán đóng bìa lại những cuốn sách giáo khoa cũ.
(Ảnh: Nguyễn Ngọc Thủy)

YBĐT - Phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” do Công đoàn ngành Giáo dục - Đào tạo Việt Nam triển khai được lồng ghép với phong trào thi đua “Hai tốt”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa”, cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm" mang ý nghĩa thiết thực và đã được nữ đoàn viên công đoàn ngành giáo dục - đào tạo Yên Bái hưởng ứng mạnh mẽ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục