Đổi mới trên quê hương anh hùng

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) tiếp giáp với chiến khu cách mạng Vần - Hiền Lương, nơi Việt Minh xây dựng căn cứ du kích, làm bàn đạp đưa cán bộ, bộ đội tiến sâu vào vùng địch hậu. Những năm kháng chiến, quân và dân Đại Lịch đã kiên cường bảo vệ an toàn khu căn cứ kháng chiến.

Những kỷ vật lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp được ông Hà Văn Tích lưu giữ tại Bảo tàng hiện vật của mình.
Những kỷ vật lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp được ông Hà Văn Tích lưu giữ tại Bảo tàng hiện vật của mình.

Trong cuộc kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược, Đại Lịch có trên 300 lượt người tham gia lực lượng vũ trang, trong đó có 96 liệt sĩ và 31 thương, bệnh binh. Ghi nhận những đóng góp đó, năm 1998, Đại Lịch vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Những ngày của mùa thu lịch sử này, chúng tôi có dịp đến với Đại Lịch và được gặp ông Hà Văn Tích, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, người đã sinh ra và lớn lên ở đây. Ông kể, trước đây, Đại Lịch chỉ lèo tèo hơn trăm nóc nhà của đồng bào Tày, đất rộng người thưa, rừng thiêng nước độc. Dưới chế độ thực dân phong kiến, đời sống nhân dân đói nghèo, khổ cực. Những ngày kháng chiến chống Pháp, quân và dân trong xã đã anh dũng chiến đấu, tiếp tế cho bộ đội, sẵn sàng dành hết sức người, sức của ủng hộ cách mạng. Ông tự hào giới thiệu về những kỷ vật mà mình đã dày công sưu tầm hơn 8 năm qua, đó là: chiếc trống làm từ năm 1945, là những chiếc tù và, hũ gạo nuôi quân đến ngọn giáo, con dao, khẩu súng kíp đầu tiên tự chế... Tất cả đều được ông lưu giữ những giá trị lịch sử, truyền thống của quê hương Đại Lịch trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Những kỷ vật này được sắp đặt ngay ngắn và treo tại bảo tàng hiện vật của gia đình ông. Ý nguyện của ông Tích là lưu giữ lịch sử cho mai sau và mong muốn thế hệ trẻ Đại Lịch phát huy truyền thống cha ông, tiếp tục xây dựng quê hương  ngày một giàu mạnh.

Phát huy truyền thống anh hùng, Đại Lịch hôm nay đã có diện mạo mới. Toàn xã có 1.073 hộ với 4.806 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc chung sống đoàn kết ở 15 thôn bản. Đường về Đại Lịch trải nhựa và bê tông kiên cố, trung tâm xã thấp thoáng những nhà xây hai tầng. Nhờ công cuộc đổi mới, xã có bước phát triển toàn diện và đúng hướng. Xã chỉ có 220 ha lúa hai vụ nhưng nhờ đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống nên năng suất luôn ổn định từ 50 đến 55 tạ/ha/vụ, bình quân lương thực  đầu người là 600 kg/người/năm, thu nhập bình quân đạt gần 7 triệu đồng/người/năm.

Ngoài chỉ đạo sản xuất lương thực là trọng tâm, xã chủ trương phát huy thế mạnh về rừng để trồng rừng, quế, chè, cây ăn quả. Từ năm 2003, thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò theo phương pháp bán công nghiệp, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư làm chuồng trại, mua con giống, trồng cỏ voi. Đàn trâu đến nay đã có 802 con, đàn bò tăng lên 300 con. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng ngày một nâng cao. Xã đã có hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, hàng năm có trên 1.000 học sinh tới trường; 100% các em trong độ tuổi đều được đi học.

Đại Lịch đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở năm 2002. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, Trạm Y tế xã được xây dựng kiên cố, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nêu cao y đức, chất lượng khám chữa bệnh không ngừng nâng cao. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" được cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao, gắn xây dựng đời sống văn hóa với xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Đến nay, có 10/15 thôn  ra mắt xây dựng làng văn hóa và 7 làng văn hóa đã được công nhận. Kinh tế - xã hội phát triển, mức hưởng thụ mọi mặt của nhân dân không ngừng được nâng lên.

Tuy vẫn còn 7% hộ nghèo nhưng xã không còn hộ đói; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn dưới 10%; trên 80% số hộ có ti vi, rađiô; 100% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia... Sự đổi thay ngày thêm khởi sắc ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng - Đại Lịch anh hùng.

Quỳnh Nga

Các tin khác
Thầy và trò Trường THCS Lý Tự Trọng (T.X Nghĩa Lộ) tổng vệ sinh chuẩn bị cho năm học mới.
(Ảnh: Nguyễn Ngọc Thủy)

YBĐT - Từ ngày 15/8/2008, học sinh các trường tiểu học và THCS trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã tựu trường đông đủ và chính thức bước vào thực học từ ngày 25/8/2008.

Đêm 30 rạng ngày 31/8, trên địa bàn Lào Cai có mưa dông kéo dài, lượng mưa đo được bình quân trên 50 mm, đặc biệt khu vực thành phố Lào cai, huyện Bảo Thắng và Bát Xát mưa rất to (từ 70 đến 80mm, có nơi tới trên 120mm, gây thiệt hại lớn về cơ sở vật chất.

“Thời gian một bác sĩ tuyến trên xuốngï tuyến dưới là 3 tháng nhưng việc hỗ trợ giữa bệnh viện và địa phương là liên tục và mãi mãi” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với chúng tôi xung quanh Đề án 1816 cử cán bộ y tế chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 1843/QĐ-BTC về việc xuất cấp lương thực cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ để khắc phục hậu quả mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục