Luân phiên bác sĩ về cơ sở: Giúp dân chăm sóc sức khỏe tốt hơn
- Cập nhật: Thứ hai, 1/9/2008 | 12:00:00 AM
“Thời gian một bác sĩ tuyến trên xuốngï tuyến dưới là 3 tháng nhưng việc hỗ trợ giữa bệnh viện và địa phương là liên tục và mãi mãi” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với chúng tôi xung quanh Đề án 1816 cử cán bộ y tế chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
- Bộ trưởng đánh giá thế nào về hiệu quả của Đề án 1816 khi mà từ trước tới nay cũng đã có rất nhiều chương trình, phong trào hỗ trợ cho y tế cơ sở nhưng hiệu quả còn hạn chế?
Hiện nay đang có tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về số lượng cán bộ y tế giữa miền xuôi và miền núi, giữa thành phố và nông thôn. Thực tế này đã ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi. Tại Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số giường bệnh chỉ chiếm 15% trong tổng số giường bệnh cả nước nhưng lại chiếm tới 80% thầy thuốc giỏi và có tay nghề cao toàn quốc.Do vậy, việc luân phiên cán bộ y tế tuyến trên xuống tuyến dưới sẽ có ý nghĩa rất quan trọng việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chuyển giao công nghệ và đào tạo tại chỗ theo phương thức cầm tay chỉ việc cho tuyến dưới. Đặc biệt, người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn sẽ được chăm sóc bảo vệ sức khỏe, khám chữa bệnh tốt hơn khi bác sĩ có chuyên môn ở thành phố về hỗ trợ. Đồng thời, cũng giúp cho các bệnh viện tuyến trên giảm bớt tình trạng quá tải. Việc luân phiên cán bộ y tế lần này sẽ được thực hiện ở quy mô lớn hơn, phạm vi toàn quốc và lâu dài.
- Thời gian luân phiên của cán bộ y tế chỉ là 3 tháng. Vậy liệu có bảo đảm hiệu quả việc chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ có tay nghề cho tuyến dưới?
Thời gian một bác sĩ tuyến trên xuốngï tuyến dưới là 3 tháng nhưng việc hỗ trợ giữa bệnh viện và địa phương là liên tục và mãi mãi. Có nghĩa, sau khi lượt bác sĩ đi tăng cường hỗ trợ cho tuyến dưới hết thời gian 3 tháng thì bệnh viện có bác sĩ đi tăng cường phải có trách nhiệm cử tiếp ngay một kíp bác sĩ khác xuống hỗ trợ địa phương đó. Việc giúp đỡ này phải đồng bộ về tính chất công việc và chuyên môn. Hay nói cách khác, bệnh viện trung ương và y tế địa phương phải trở thành một mối quan hệ khăng khít dài lâu.
- Nhưng nếu tuyến dưới không đủ trang thiết bị y tế thì cho dù có bác sĩ chuyên môn giỏi xuống hỗ trợ cũng “bó tay”. Thưa Bộ trưởng?
Điều này cũng đã được tính đến khi xây dựng đề án nên trước khi các bệnh viện tuyến trung ương cử bác sĩ xuống hỗ trợ cơ sở, đã có những buổi làm việc, trao đổi rất kỹ giữa bệnh viện với địa phương, xem địa phương cần hỗ trợ, phát triển chuyên môn, lĩnh vực nào có tương xứng với nguồn lực trang thiết bị y tế và nhân lực hiện có của cơ sở không để tránh tình trạng bác sĩ tuyến trung ương xuống giúp cơ sở lại “ngồi chơi xơi nước” vì không có thiết bị y tế cần thiết.
Hàng trăm bác sĩ về phục vụ bệnh viện tuyến dưới (SGGP). – Ngày 30-8, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ ra quân tại khu vực phía Bắc thực hiện Đề án 1816 về cử cán bộ y tế chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới. Đợt ra quân đầu tiên này có 223 bác sĩ, trong đó có 197 cán bộ y tế tuyến trung ương ở 19 bệnh viện đầu ngành và 26 cán bộ y tế của Sở Y tế Hà Nội sẽ đi luân phiên hỗ trợ cho 27 tỉnh thành phố khu vực phía Bắc. Trước đó, Bộ Y tế cũng đã tổ chức lễ ra quân thực hiện đề án trên tại Huế và TPHCM với trên 200 cán bộ y tế đi tăng cường, hỗ trợ cho một số tỉnh ở miền Trung và miền Nam. Được biết, toàn quốc sẽ có tất cả 60 bệnh viện đa khoa và chuyên ngành ở tuyến trên tham gia việc cử bác sĩ luân phiên hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới. |
(Theo SGGP)
Các tin khác
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 1843/QĐ-BTC về việc xuất cấp lương thực cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ để khắc phục hậu quả mưa lũ.
Trong tháng 9, Bộ Nội vụ sẽ trình Thủ tướng ban hành Quyết định về trợ cấp cho cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước có mức lương thấp, đời sống khó khăn.
Tính đến đêm 28-8, trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đặc biệt ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Yên Minh có mưa lớn kéo dài, kèm theo gió lốc, lũ cục bộ gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Tổng số người chết và mất tích là 12 người, bị thương 6 người; 15 nhà bị đổ sập và lũ cuốn trôi hoàn toàn.
YBĐT - Ngày 29/8, Sở Tư pháp và Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ giai đoạn 2003 - 2007.