Sẽ dành 4 tỷ USD đáp ứng nhu cầu vốn của học sinh, sinh viên

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/9/2008 | 12:00:00 AM

Đối với Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tất cả những đối tượng có nhu cầu đều sẽ được đáp ứng.

Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cho biết: Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã tạo điều kiện cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, là hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh đều được vay vốn để theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề.

Theo đó, đối tượng được vay cũng không có sự phân biệt về loại hình đào tạo (công lập hay dân lập) và thời gian đào tạo trên một năm hay dưới một năm.

Tuy nhiên, do sau khi ra trường 12 tháng học sinh, sinh viên mới bắt đầu phải trả nợ. Đối với trường hợp học sinh học nghề ngắn hạn, thời gian trả nợ tối đa bằng hai lần thời gian học nên hàng năm, ngân sách nhà nước đều phải bố trí từ 6.500- 7000 tỷ đồng để cho vay. Ước tính, tổng nguồn vốn để quay vòng cho chương trình sẽ là 30.000-35.000 tỷ đồng.

Ông Lý còn cho hay, mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định, cho học sinh, sinh viên vay không phải là việc “giật gấu vá vai”. Vì vậy, đối tượng theo quy định có nhu cầu vay bao nhiêu, Chính phủ sẽ lo đáp ứng chừng đó.

Bên cạnh đó,  thường trực Chính phủ cũng đã khẳng định về lâu dài sẽ dành ra khoảng 4 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên.

Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách Xã hội, tính đến, 30/6/2008, tổng dư nợ của chương trình đạt 5.300 tỷ đồng. Doanh số thu nợ là 132 tỷ đồng. Hiện đã có 710 ngàn hộ gia đình vay vốn cho 750 ngàn học sinh, sinh viên.

Lãi sất cho vay là 0,5%/tháng (thấp hơn mức lãi suất cho vay họ nghèo 0,65%/tháng). Trường hợp, trả nợ trước hạn được giảm 50% lãi suất cho vay.

(Theo VOV)
 

Các tin khác

Bộ Nội vụ đã cơ bản hoàn thiện việc soạn thảo “Đề án sửa đổi những bất hợp lý trong tương quan tiền lương và phụ cấp của các ngành tòa án, kiểm sát, quân đội, công an và chế độ, chính sách đối với cán bộ ngành tư tưởng, lý luận, báo chí”.

Giờ vui chơi của các cháu mẫu giáo Trường mầm non Thực hành thành phố Yên Bái.

YBĐT - Thực hiện Đề án: "Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục thị xã Nghĩa Lộ giai đoạn 2006-2010", Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã chỉ đạo chuyển đổi Trường mầm non bán công Hoa Ban sang mô hình trường mầm non tư thục. Đề án chuyển đổi đối với Trường mầm non bán công Hoa Ban nhanh chóng được hoàn thành và trình các cấp phê duyệt.

Học sinh của Trung tâm đang chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường.

YBĐT - Cũng như các trường học khác, thầy, cô, trò của Trung tâm nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái (mà nhiều người vẫn gọi với cái tên quen thuộc "Trường SOS" đang gấp rút hoàn thành nốt những phần việc chuẩn bị để sẵn sàng bước vào năm học mới với những công việc như: thu dọn rác, cắt tỉa cây cảnh, đào hố trồng cây... Khuôn viên sạch sẽ thoáng mát với nhiều cây cối; phòng lớp được xây dựng kiên cố 3 tầng; khu kí túc xá của học sinh khang trang với tiện nghi sinh hoạt đầy đủ...

Cán bộ Trạm y tế xã Tô Mậu (Lục Yên) cấp viên sắt cho cán bộ y tế thôn bản chuyển về cấp phát cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở cơ sở. (Ảnh: Văn Tuấn)

YBĐT - Trạm Y tế xã Tô Mậu, huyện Lục Yên (Yên Bái) có 6 cán bộ, và 10 nhân viên y tế ở 10 thôn bản. Những năm qua, đội ngũ cán bộ y tế đã vượt lên khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhưng để Trạm Y tế Tô Mậu đạt chuẩn quốc gia y tế xã vẫn còn là một vấn đề nan giải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục