15 triệu cá nhân cần cấp mã số thuế
- Cập nhật: Thứ hai, 8/9/2008 | 12:00:00 AM
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính trong tháng 9 phải ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân, đồng thời thực hiện cấp mã số thuế để người dân sớm làm quen với cách kê khai, nộp thuế mới.
Thu nhập đến 5 triệu đồng một tháng sẽ chịu thuế suất 5%.
|
Tổng cục Thuế cho hay, Luật Thuế thu nhập cá nhân chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, khối lượng công việc rất lớn, trong khi thời gian chỉ còn 4 tháng. Ngoài việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, cách thức triển khai, việc cấp mã số thuế cho các cá nhân nằm trong diện chịu thuế là khâu phức tạp và tốn nhiều thời gian nhất.
Theo quy định mới, tất cả cá nhân nằm trong diện nộp thuế thu nhập cá nhân cùng với những người thuộc diện giảm trừ gia cảnh (vợ, chồng con cái, bố mẹ...) đều phải có mã số thuế riêng. Mã số này sẽ gắn với những cá nhân suốt đời. Việc đăng ký cấp mã số thuế phải hoàn thành trước ngày 31/12/2008, riêng các trường hợp tổ chức, cá nhân đã có mã số thuế sẽ không phải khai báo lại.
Dự kiến, có khoảng 15 triệu người sẽ phải đăng ký cấp mã số thuế theo Luật Thuế thu nhập cá nhân mới. Trong số này có khoảng 11-11,5 triệu người làm công ăn lương, số còn lại là các cá nhân đầu tư, chuyển nhượng vốn...
Trao đổi với báo chí , một cán bộ của Tổng cục Thuế cho hay thời gian chỉ còn chưa đầy 4 tháng nữa, Luật thuế Thu nhập cá nhân mới được áp dụng, thế nhưng công tác chuẩn bị vẫn chưa đâu vào đâu. Ông cho hay, hôm 5/9 vừa qua, Bộ Tài chính đã đưa ra bản dự thảo hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân dài 50 trang với 28 biểu mẫu. Nếu xét theo bản dự thảo này thì cả cơ quan thuế lẫn người nộp thuế sẽ phải đánh vật với cả đống công việc.
Bởi không chỉ người nộp thuế mà những người phụ thuộc như vợ chồng, con cái, bố mẹ, người không có khả năng lao động cũng phải có một mã số riêng. Chưa hết, để được cấp mã số và nằm trong diện triết trừ gia cảnh, người phụ thuộc phải làm thủ tục kê khai với nhiều giấy tờ, hồ sơ.
Chẳng hạn đối với trường hợp có con theo học và là người phụ thuộc thì ngoài giấy khai sinh, người nộp thuế phải có giấy xác nhận của trường hoặc bản chứng thực thẻ sinh viên, biên lai thu học phí hoặc chứng từ nộp khoản chi phí tiền học, tiền sinh hoạt phí có niên độ phù hợp với năm tính thuế...
Đối với người nộp thuế có con tàn tật thì thủ tục khai báo phức tạp hơn nhiều. Ngoài giấy khai sinh, người nộp thuế còn phải "đưa con lên trung tâm giám định y khoa tận tỉnh, thành phố" để khám, xác nhận về mức độ tàn tật không có khả năng lao động. Nếu theo hướng dẫn, một người nộp thuế có 2 con đang học, cháu tàn tật không nơi nương tựa, bố mẹ già, vợ thu nhập thấp thì cần khoảng 30 loại giấy tờ...
Đến cuối năm, người nộp thuế lại phải lo các thủ tục hoàn thuế. Ngoài đơn xin hoàn thuế, mỗi cá nhân phải có bản photo chứng minh nhân dân, tờ khai quyết toán thuế, các chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, chứng từ xác định tình trạng kết thúc thời gian làm việc, quyết định thôi việc, bản thanh lý hợp đồng lao động...
Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công:
Bậc thuế | Thu nhập tính thuế một năm (triệu đồng) |
Thu nhập tính thuế một tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35% |
Các tin khác
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo (GD&ĐT) Bành Tiến Long, Bộ GD&ĐT đang triển khai xây dựng đề án đổi mới cơ chế tài chính trong các cơ sở giáo dục.
YBĐT - Trong 3 năm (2005-2008), công an các cấp đã tiến hành đưa vào diện vận động tập trung 146 địa bàn dân cư, 95 địa bàn cơ quan, doanh nghiệp và 679 thôn bản, đồng thời duy trì vận động thường xuyên ở 394 lượt địa bàn dân cư, 1.468 lượt địa bàn cơ quan, doanh nghiệp, trường học.
YBĐT - Tính đến ngày 25/8/2008, BHXH tỉnh Yên Bái thu được 122,5 tỷ đồng BHXH và BHYT đạt 54,93% kế hoạch năm, tăng 25,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007.
Hiện nay, cả nước còn tới 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo tại những huyện này là mục tiêu của Chính phủ. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa chủ trì cuộc họp với Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo để thống nhất các đề án, cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối với các huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất.