Minh An: Cây cam - Niềm vui và trăn trở

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Về Minh An, huyện Văn Chấn (Yên Bái) mùa này cảnh quan thật là đẹp. Đồi rừng bát ngát màu xanh của quế, chè và những vườn cam trĩu quả.

Ông Bùi Xuân Bầy ở thôn An Thái, xã Minh An
đang chăm sóc cam.
Ông Bùi Xuân Bầy ở thôn An Thái, xã Minh An đang chăm sóc cam.

Là xã thuộc vùng 135, toàn xã có 821 hộ với 3.386 nhân khẩu, tổng diện tích tự nhiên 3.310 ha. Với địa hình là đồi núi dốc, khí hậu nóng ẩm nên Minh An rất thuận lợi trong việc phát triển cây ăn quả và trồng rừng. Phát huy lợi thế đó, trong những năm qua, xã đã chỉ đạo nông dân tập trung đầu tư trồng cây ăn quả. Đến nay, toàn xã có 127 ha cam và nhiều mô hình trang trại về cây ăn quả có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. 

Ông Tạ Đức Hà-Chủ tịch Hội Nông dân xã đưa chúng tôi đến thăm khu trang trại của ông Bùi Xuân Bầy ở thôn An Thái là một trang trại vào bậc nhất của xã. Ông quê gốc Ninh Bình, năm 1979 lập gia đình rồi lên Minh An lập nghiệp. Lúc bắt tay vào làm trang trại, vì khó khăn về nguồn vốn nên ông chỉ trồng 20-30 gốc cam, kết hợp trồng chè, sắn... Lấy ngắn nuôi dài, dần dần ông đã có một số vốn đủ để nhân rộng vườn cam. Ông Bầy cho biết: "Trước đây khu vực này hoang vu lắm, đất nhiều lại phù hợp với với cây cam nên hai vợ chồng quyết tâm lập nghiệp từ cây cam". Sau nhiều năm cần cù lao động, phát cây lập trại, ông Bầy đang sở hữu khu trang trại giá trị hàng tỷ đồng, với gần 1ha đất trồng chè, trên 1.000 gốc cam… tổng thu nhập bình quân hàng năm đạt trên 300 triệu đồng. Ông Bầy đã có một cuộc sống ổn định và khá giả nhờ trang trại tổng hợp trù phú của mình.

Tiếp tục ghé thăm trang trại của anh Nguyễn Văn Tin cùng thôn An Thái. Trước những năm 1990, cuộc sống của gia đình anh Tin khó khăn vô cùng. Anh cũng học hỏi kinh nghiệm trồng cam từ những người trồng trước đã có hiệu quả và trồng mỗi năm một ít. Đặc biệt, anh đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học vào việc trồng và chăm bón cam... Nhờ vậy, đến nay anh Tin đã có một trang trại khoảng 2.000 gốc cam, với đầy đủ các giống cam như: cam sành, quýt, cam đường, cam sen…Trang trại cam của anh cho tổng thu nhập hàng năm đạt trên 200 triệu đồng. Đó chỉ là hai trong nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp của các hộ nông dân ở Minh An.

Việc trồng cam ở Minh An bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990, trong đó, hai thôn An Thái và Khe Phưa đã xem cam là giống cây trồng chủ yếu để xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, 100% số hộ trong hai thôn đều trồng cam quýt. Hộ nhiều thì có khoảng 2.000 gốc, hộ ít cũng có 200 gốc cam, trồng chủ yếu các giống cam như: cam sành, quýt, cam đường. Ông Tạ Đức Hà -Chủ tịch Hội Nông dân xã phấn khởi cho biết: “Để xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu, xã Minh An đã chỉ đạo và vận động nông dân hàng năm mở rộng diện tích trồng cây ăn quả. Nhờ vậy, mà toàn xã đã có 30 hộ có thu nhập từ cam đạt 100 triệu đồng/năm và 50 hộ có thu nhập từ 50 đến gần trăm triệu đồng”.

 Theo bà con nơi đây, để đi đến thành công trong việc trồng cây cam là phải chọn cây giống khoẻ, sạch bệnh, quả ra đều, đồng thời chọn đất phù hợp, chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui từ cây cam, quýt thì nông dân ở đây cũng đang gặp trăn trở vì giá cả vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu ngày càng tăng cao. Trong khi đó, sản phẩm mỗi năm xuất ra thị trường là hàng trăm tấn nhưng lại chưa có đầu ra ổn định, phần lớn phụ thuộc vào tư thương nên giá cả bấp bênh lúc cao lúc thấp, làm cho người dân  không yên tâm khi đầu tư nhiều vào mô hình cây ăn quả. Các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương cần có giải pháp giúp dân tiêu thụ sản phẩm.

Hơn nữa, để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, Hội Nông dân xã cần phải thường xuyên phối hợp với khuyến nông của tỉnh, huyện mở nhiều lớp tập huấn về kiến thức trồng cam và các loại cây ăn quả khác cho bà con nông dân. Có sự đầu tư chọn giống cam có chất lượng cao và hướng dẫn cho nông dân biết kỹ thuật trồng cam trái mùa… Có như vậy, người dân Minh An sẽ yên tâm hơn trong việc đầu tư vào cây ăn quả, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân.

 Hà Tĩnh

Các tin khác

Thông tin từ Tập đoàn VNPT cho biết, sau một thời gian chuẩn bị và thử nghiệm, từ 0 giờ ngày 5-10 tới, VNPT sẽ đổi số điện thoại cố định tại 55 tỉnh, thành. Theo đó, tại 53 tỉnh, thành hiện đang có dải số cố định là 6 số và 2 thành phố có dải số cố định là 7 (Hà Nội và TPHCM), sẽ được cộng số 3 vào trước.

Ngày 23-9, Bộ Y tế ra quyết định về việc lập hai đoàn thanh tra đột xuất về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa và sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu sữa.

Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết: Hồi 16 giờ ngày 23/9, vị trí tâm bão số 6 ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (tức là từ 167 đến 183 km một giờ), giật trên cấp 15.

YBĐT - Ngày 22/9, được sự uỷ quyền của Báo SGGP, đồng chí Bùi Anh Tuý – Tổng Biên tập Báo Yên Bái đã trao số tiền cứu trợ 30 triệu đồng (ảnh) của Báo SGGP gửi tới giúp đỡ các hộ mất nhà do lũ quét và sạt lở đất ở huyện Lục Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục