Hà Nội: Nhiều công ty nhập khẩu sữa TQ đã… bốc hơi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/9/2008 | 12:00:00 AM

Mua bán lòng vòng, qua nhiều tầng nấc; khách hàng “mơ hồ” đến nỗi chỉ có tên mà không biết địa chỉ. Cty kinh doanh sữa nhưng lại không biết đến điều kiện VSATTP. Đặc biệt hơn, một số Cty kinh doanh nhập khẩu sữa và nguyên liệu sữa trên địa bàn Hà Nội đã biến mất một cách khó hiểu.

Đoàn thanh tra liên ngành tại buổi kiểm tra Cty Cổ phần sữa Hà Nội ngày 24/9
Đoàn thanh tra liên ngành tại buổi kiểm tra Cty Cổ phần sữa Hà Nội ngày 24/9

Đó là những ghi nhận của Đoàn thanh tra liên ngành đối với mặt hàng sữa trên địa bàn Hà Nội trong ngày 25/9.

Địa điểm kiểm tra trong buổi sáng là  Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu Hà Nội , có địa chỉ tại số 1-phố Tô Hiệu, Quận Cầu Giấy. Đây là một trong 2 đơn vị đã nhập 25 tấn bột sữa nguyên kem (Full cream milk powder) của hãng Longcom Enterprise LTĐ(Trung Quốc) từ Công ty Cổ phần sữa Hà Nội (Hanoi Milk).

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu Hà Nội cho biết do Công ty chủ yếu kinh doanh các hóa chất, phụ gia thuộc lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chứ không tham gia sản xuất trực tiếp nên toàn bộ 25 tấn bột sữa  nhập về  từ đầu năm 2008 đến nay đã bán cho các đơn vị có nhu cầu.

Đó là các Công ty CP Sức sống Việt Nam (Đô thị Đại Kim-Định Công- Hà Nội), Công ty CP thực phẩm Anco (Ba Vì- Hà Tây), Công ty TNHH Thực phẩm KiKi (Khu CN Việt Nam- Singapo, Thuận An, Bình Dương), Công ty TNHH chế biến thực phẩm Như Hương- Huệ Hương (Yên Phụ-Tây hồ-Hà Nội), và cho ông Nguyễn Văn Tâm ở Hòai Đức- Hà Nội

Điều đáng nói là mặc dù ông Tâm mua đến 2.450kg bột sữa nhưng lại Cty  lại không hề biết địa chỉ cụ thể và mục đích mua bột sữa là gì. Đại diện Công ty CP Hóa Chất Á Châu giải thích họ đã hỏi ông Tâm về những thông tin trên nhưng vị khách hàng này đã không cung cấp địa chỉ, mã số thuế... Ông chỉ nói mua nguyên liệu sữa với mục đích thương mại!

Về các giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh, cơ bản Cty Á Châu đã trình đầy đủ. Tuy nhiên, khi đoàn thanh tra yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh VSATTP thì đại diện Cty lại tỏ vẻ ngạc nhiên và giải thích là công ty đã nhờ một văn phòng luật sư chuyên giải quyết mọi giấy tờ thủ tục hành chính cho họat động kinh doanh nên không biết bắt buộc phải có giấy này.

Trước những sai phạm trên, đoàn thanh tra đã yêu cầu Công ty Á châu không được nhập bất kỳ sản phẩm sữa hay nguyên liệu sữa từ bất cứ công ty nào trong số 22 công ty sữa của Trung Quốc đã được thông báo có chất kiểm tra mẫu có chứa chất melamine. Đồng thời, Á Châu phải nhanh chóng bổ sung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh VSATTP,  bởi đây là loại giấy bắt buộc phải có đối với các cơ sở kinh doanh các sản phẩm liên quan đến thực phẩm.

Đầu giờ chiều, Đoàn kiểm tra liên ngành về sữa đã tiếp tục đi kiểm tra tại 2 công ty có kinh doanh, nhập khẩu sữa và nguyên liệu sữa trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, điều khó hiểu là khi đoàn tìm đến địa chỉ của 2 công ty này thì đều đóng cửa im ỉm. Phía bên ngoài cũng không còn treo bất kỳ tấm biển hiệu cho thấy sự tồn tại tên của công ty.

* Cùng ngày, Viện vệ sinh Y tế công cộng (TP.HCM) đã công bố tên 6 Cty tại Việt Nam đã nhập khẩu, phân phối 11 sản phẩm sữa Trung Quốc đã được cấp phép tại Việt Nam. Trong số này có 6 loại đã có sản phẩm lưu hành tại Việt Nam,  gồm:

1. Sữa bột hiệu Danou của công ty Danou An Huy ( do Công ty Minh Hoa ở Long Biên, Hà Nội nhập và phân phối).

2-3. Sữa bột nguyên kem có đường và sữa bột nguyên kem  của Công ty sữa Ngân Hà tại Vân Nam, TQ (Công ty thực phẩm Đông Nam Á, Hoàng Mai, Hà Nội nhập khẩu)

4.Sữa bột GT&F Milk Powder (Công ty Hiền Anh, huyện Hoài Đức, Hà Nội nhập từ Công ty Taiwan Way Chain Industrial, Đài Loan)

5. Sữa tươi nguyên chất tiệt trùng hiệu YiLi của Tập đoàn công nghiệp YiLi (Công ty Kim Ấn, quận Tân Bình, TP HCM nhập khẩu)

6. Sữa bột nguyên kem Full Cream Milk Powder của Longcom Enterprise (Do Cty Cổ phần sữa Hà Nội nhập khẩu và Cty hóa chất Á châu, quận Tân Bình, TP HCM phân phối)

5 sản phẩm đã được phép lưu hành nhưng chưa có sản phẩm lưu hành tại Việt Nam vì chưa kịp nhập  gồm: Sữa đen, Sữa khuẩn axit lactic, Sữa đu đủ, Sữa ngô và Sữa đỏ của Công ty sữa Bậc nhất Hoàng Gia - Quảng Tây do Công ty Linh Thu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội phân phối.

Trong 11 sản phẩm trên, duy nhất 1 sản phẩm YiLi đã được xác nhận có melamine là YiLi. 10 loại sữa còn lại vẫn trong danh sách vẫn bị tạm ngưng lưu hành tại  thời điểm này trong khi chờ các kết luận tiếp theo từ phía các cơ quan chức năng nước ta.

(Theo HNMĐT)

Các tin khác
Phương châm xanh nhà hơn già đồng được thực hiện tại huyện Văn Yên.

YBĐT - Ngay từ chiều 24/9 UBND huyện Trạm Tấu đã có công điện khẩn gửi cho 12 xã thị trấn yêu cầu thực hiện nghiêm túc phương án phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai đã được UBND huyện phê duyệt.

YBĐT - Một buổi chiều cuối thu, chuyến tàu xuôi Hà Nội xuất phát từ ga Lào Cai, ngoài những toa chở hành khách, hàng hóa, còn kéo thêm một toa đặc biệt. Đúng 1 giờ 15 phút, đoàn tàu dừng bánh ở sân ga Yên Bái. Khách xuống, khách lên tấp nập, cửa ga chen chúc người ra, người vào. Cán bộ công nhân nhà ga đi đi lại lại đảm bảo an ninh trật tự cho đoàn tàu.

YBĐT - Anh Trần Huy Ân, một người công nhân lái xe trong Công ty Vận tải Thủy bộ Yên Bái có nhiều thành tích trong công tác, nay đã nghỉ hưu, là người vinh dự được tặng hoa Bác Hồ nhân dịp Bác lên thăm Yên Bái ngày 25 tháng 9 năm 1958. (...)

YBĐT - Ngày 25/9/1958, đồng bào các dân tộc Yên Bái đã vinh dự được đón Bác đến thăm và nói chuyện. Tại buổi nói chuyện với đồng bào Bác nói: “Tỉnh nhà có 10 dân tộc anh em. Trước kia bọn thực dân chia rẽ chúng ta, chia rẽ các dân tộc, xúi dục dân tộc này hiềm khích oán ghét dân tộc khác để áp bức bóc lột chúng ta. Nay chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ...”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục