Tháng 12 sẽ có quyết định về học phí đại học, phổ thông
- Cập nhật: Thứ tư, 12/11/2008 | 12:00:00 AM
Trao đổi với báo chí ngày 11/11 bên hành lang Quốc hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Bộ Chính trị sẽ cho ý kiến đối với đề án học phí ở bậc đại học vào tháng 12 tới và nếu được chấp thuận sẽ thực hiện từ năm học mới 2009-2010.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân.
|
PV: Thưa Bộ trưởng, trong năm học này chủ trương tăng học phí đối với bậc giáo dục đại học đã được thông báo sẽ thực hiện từ quý 4 năm nay. Trước đó, Bộ trưởng có nói mức học phí sẽ được công bố trước khi áp dụng để có thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên đến nay vì sao vẫn chưa có thông báo chính thức nào về mức học phí này?
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Bộ Chính trị và sẽ cho ý kiến đối với đề án học phí này khi tổng kết Nghị quyết Trung ương 2 trong tháng 12 tới. Hội nghị này được tổ chức nhằm tổng kết 12 năm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trong đó có nội dung về tài chính thì lúc đó sẽ quyết định. Như vậy, việc triển khai đề án học phí mới sẽ theo niên chế năm học. Nếu Bộ Chính trị chấp thuận đề án này vào tháng 12 thì sẽ có thời gian chuẩn bị thực hiện học phí mới cho năm học tới, năm học 2009-2010.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất mức học phí phổ thông chiếm khoảng 4-6% mức thu nhập bình quân của hộ gia đình nhưng nhiều ý kiến cho rằng mức học phí này không hợp lý ?
Bộ Chính trị vẫn chưa cho ý kiến vào đề án cuối cùng. Nhưng quan điểm là cho đến nay, học phí phổ thông chưa bao giờ là nguồn lực chính phát triển giáo dục cả. Ở bậc phổ thông, Nhà nước vẫn lo là chủ yếu. Ví dụ, nếu tính tiền học phí ở nhà trường thì Nhà nước vẫn lo khoảng 90%, kể cả trường ngoài công lập thì tỷ lệ này cũng khoảng 80%. Như vậy, phải nói rằng, Nhà nước không huy động người dân đóng học phí để phát triển giáo dục mà ngân sách vẫn là chủ lực, còn người dân đóng góp theo khả năng. Trong đề án cũng đặt vấn đề, ở chỗ nào người dân nghèo đến mức dù miễn học phí cũng không đủ điều kiện đi học thì Nhà nước phải hỗ trợ thêm. Mục đích của Đề án học phí cấp phổ thông là tạo điều kiện cho mọi người được đi học và đóng góp theo khả năng.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, việc tăng học phí vào thời điểm này có hợp lý không, thưa Bộ trưởng ?
Nói tăng học phí là chưa đúng. Nhà nước không có chủ trương tăng học phí bậc phổ thông mà làm hệ thống điều chỉnh đóng góp theo nhu cầu. Những người có thu nhập cao phải đóng học phí cao hơn trước nhưng nằm trong khả năng chi trả, còn người nghèo đóng ít, nghèo nữa thì nhà nước cho thêm tiền đi học.
Vậy đối với khối đại học, cao đẳng, các khung và mức tăng sẽ được thực hiện như thế nào?
Ở bậc giáo dục đại học, cao đẳng, khi chúng ta điều chỉnh tăng thì những người gặp khó khăn được hỗ trợ vốn vay để học và mức vay cũng sẽ tăng so với hiện nay để đảm bảo những người nghèo, khó khăn không phải bỏ học.
Xin cảm ơn Bộ trưởng !
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng 12/11, một vùng áp thấp trên khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
YBĐT - Một trong những điểm nổi bật của MTTQ xã Giới Phiên (Trấn Yên - Yên Bái) trong những năm qua đó là việc thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, gắn với 2 cuộc vận động lớn “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và cuộc vận động “ Ngày vì người nghèo”. Để cuộc vận động thực sự phát huy hiệu quả, MTTQ cùng các tổ chức thành viên, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá...
Thông tin từ Bộ Y tế ngày 11-11, từ ngày 30- 6 đến nay, tổ công tác liên ngành trung ương đã xem xét đề nghị điều chỉnh giá 1.223 mặt hàng thuốc nhập khẩu của 93 doanh nghiệp.
Để xóa sổ các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng trên thị trường, theo Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, từ 15/11, mũ được sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải được đánh giá và chứng nhận phù hợp với quy chuẩn và dán tem dấu CR (thay mẫu tem CS) mới được phép lưu hành trên thị trường.