Một cô giáo yêu nghề

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - “Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã cố gắng học thật tốt, tiếp thu thật nhiều những kiến thức của thầy cô để mai sau trở thành một cô giáo, cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục” - đó là lời tâm sự rất chân thành của cô giáo Hoàng Thị Dung ở Trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên.

Giờ học của học sinh Trường tiểu  học Kim Đồng, thị trấn Yên Thế (Lục Yên).
Giờ học của học sinh Trường tiểu học Kim Đồng, thị trấn Yên Thế (Lục Yên).

Vào một buổi sáng đầu đông, trời se lạnh, chúng tôi đến Trường Tiểu học Kim Đồng và gặp gỡ với cô giáo Dung. Cô Dung sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân ở xã Yên Thắng (Lục Yên), cuộc sống có nhiều khó khăn. May mắn hơn các anh em trong nhà, cô được học hết cấp II. Năm 1975, khi bố mẹ già yếu, anh chị đều xây dựng gia đình ở xa, cô là con gái út nhưng phải lo toan, gánh vác hết mọi công việc. Không có điều kiện học cấp III mà việc học hành cũng bị dở dang, cô ở nhà phụ giúp gia đình và tham gia lao động sản xuất tại địa phương. Nhưng cô không hề nản lòng, không từ bỏ mơ ước hằng ấp ủ bấy lâu và cứ có điều kiện là cô sẽ tiếp tục đi học. Đến năm 1980, cô đã trúng tuyển vào Trường Sư phạm Nghĩa Lộ (Yên Bái). Những năm học tập ở đây lại càng nuôi dưỡng ước mơ của cô.

Hơn hai năm miệt mài đèn sách, tháng 8 năm 1982, cô Dung tốt nghiệp và được phân về Phòng Giáo dục huyện Lục Yên nhận công tác. Với nhiệt huyết tuổi trẻ, cô đã tình nguyện xung phong đến vùng cao dạy học ở Trường PTCS xã Lâm Thượng. Học sinh nơi này chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên việc dạy học cũng như tiếp xúc hàng ngày đã khiến cô gặp không ít khó khăn. Lòng quyết tâm mang chữ đến cho các em học sinh vùng cao còn nhiều thiệt thòi đã giúp cô không quản ngại mọi khó khăn, vất vả.

Trong những năm công tác tại đây, ngoài công tác giảng dạy thì cô Dung còn kiêm nhiệm thêm công tác Đoàn... Bận rộn, vất vả nhưng bù lại là cô được tất cả học trò dành tặng những tình cảm yêu quý, kính trọng. Sau bốn năm học, chia tay với Lâm Thượng, cô được điều động về Trường PTCS xã Liễu Đô. Ở đâu, trong bất cứ môi trường nào, cô giáo Dung cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, liên tục tham gia hội giảng các cấp và đều đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, là lao động tiên tiến…

Tháng 9 năm 1999, cô được phân công về công tác tại Trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Yên Thế và gắn bó cho đến ngày hôm nay. Trong lớp cô làm chủ nhiệm có đối tượng học sinh khuyết tật hòa nhập. Dạy học sinh bình thường đã khó thì dạy học sinh khuyết tật lại càng khó hơn. Đặc biệt, năm học 2007 - 2008, Trường Tiểu học Kim Đồng được chọn làm thí điểm đưa chương trình Dự án Giáo dục cho trẻ khuyết tật hòa nhập. Để công tác giảng dạy trẻ khuyết tật mang lại hiệu quả, cô được tập huấn phương pháp giáo dục do dự án tổ chức.

 Trong niềm phấn khởi đó, cô tâm sự: “Tôi đã đến từng gia đình học sinh khuyết tật của mình, em Phạm Xuân Mạnh để nắm bắt tình hình, hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình của em. Từ đó, tôi có kế hoạch và phương pháp giảng dạy phù hợp như: phân chỗ ngồi để các em có thể đọc, viết được dễ dàng, giao bài tập phù hợp… Mặt khác tích cực phối hợp với địa phương và gia đình tạo điều kiện tốt nhất nhằm giúp đỡ các em vượt qua mặc cảm số phận, tự tin đến trường”. Đến nay, em Mạnh đã có nhiều tiến bộ trong học tập cũng như việc rèn luyện thị lực từ 2/10 đã tăng lên 8/10.

Cùng nhiều việc làm thiết thực khác, cô giáo Hoàng Thị Dung đã động viên, giúp đỡ các em học sinh khuyết tật của mình thêm tự tin hòa nhập cộng đồng và vươn lên trong cuộc sống.

Trần Minh

Các tin khác
Người lao động tìm hiểu thông tin về lao động việc làm tại gian giao dịch của Trung tâm giới thiệu việc làm Liên minh hợp tác xã tỉnh.

YBĐT - Để hỗ trợ nhân dân, người lao động có nhu cầu học nghề và tìm kiếm việc làm ở thành phố Yên Bái và các huyện lân cận, ngày 25/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND thành phố Yên Bái tổ chức Phiên chợ việc làm năm 2008 tại khu vực Sân vận động thành phố.

Học sinh Trung tâm Nuôi dưỡng, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái phấn khởi đón năm học mới 2008-2009.

YBĐT - Sau một năm thực hiện “Sáng kiến giáo dục” về thí điểm quy hoạch, tổ chức giáo dục trẻ thiệt thòi khuyết tật theo phương thức hòa nhập do Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái thực hiện, phóng viên (PV) Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Chiều ngày 25/11, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật Nguyễn Quang Minh cho biết: "Kết quả xét nghiệm các mẫu rau, quả lấy từ Lạng Sơn và một số chợ đầu mối ở Hà Nội cho thấy: có 8/22 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng dưới ngưỡng cho phép.

Tổng tài sản của EVN tính đến 31/12/2007 là 185.180 tỷ đồng.

Qua kiểm toán, số tiền chênh lệch tăng giá bán điện năm 2007 được xác định là 3.402,940 tỷ đồng chứ không phải là 2.763 tỷ đồng như EVN báo cáo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục