Xã Yên Bình: Những biện pháp cụ thể thực hiện phổ cập giáo dục

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Bước vào thực hiện xây dựng chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xã Yên Bình (Yên Bình - Yên Bái) mới chỉ có 44,9% số thanh thiếu niên tuổi từ 15 - 18 tốt nghiệp trung học cơ sở, trong khi tỷ lệ tối thiểu để đạt chuẩn là 80%. Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học cơ sở của xã đã đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Phượng - Hiệu trưởng Trường THCS xã Yên Bình, đầu năm 2000, huyện giao kế hoạch cho xã Yên Bình phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) vào năm 2005. Nhưng khi kiểm tra lại các điều kiện, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện đã điều chỉnh thời gian, sẽ đạt chuẩn vào năm 2003. Đây là khó khăn lớn bởi bước vào thực hiện xây dựng chuẩn PCGDTHCS, xã mới chỉ có 44,9% số thanh thiếu niên tuổi từ 15 - 18 tốt nghiệp THCS, trong khi tỷ lệ tối thiểu để đạt chuẩn là 80%. Mặt khác, xã Yên Bình có nhiều dân tộc sinh sống, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhiều học sinh ở lớp cuối cấp phải bỏ học để giúp đỡ và chính điều này là trở ngại lớn nhất trong công tác PCGDTHCS trong xã.

Có một thuận lợi lớn của Yên Bình đó là nhận thức đúng của đội ngũ cán bộ xã về công tác phổ cập giáo dục nên việc triển khai đã được thông suốt từ cán bộ, đảng viên đến nhân dân, từ các tổ chức đoàn thể đến các đoàn viên, hội viên. Ban chỉ đạo chống mù chữ - phổ cập giáo dục xã Yên Bình giao nhiệm vụ cho thành viên là trưởng các đoàn thể phải có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, quản lý trẻ trong độ tuổi đi học, nhất là đối tượng con em các gia đình dân tộc thiểu số nghèo ở vùng sâu, vùng xa; vận động con em hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể ra lớp; thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục...

Các nhà trường trên địa bàn phải có biện pháp tích cực đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học cũng như tỷ lệ học sinh lên lớp, hạn chế lưu ban; quan tâm tới số lượng, chất lượng của cả đối tượng học sinh phổ thông và học sinh bổ túc; phối hợp chặt chẽ với các phụ huynh, các tổ chức đoàn thể để vận động và duy trì học sinh ra lớp.

Đẩy nhanh tiến độ học tập cho số người trong độ tuổi 15 - 18, tạo điều kiện cho họ học hết bậc THCS, Ban chỉ đạo của xã đã miễn khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng cho người học bổ túc, giúp đỡ gia đình học viên vào ngày mùa, tặng vở viết cho học viên. Xã còn có nhiều biện pháp mạnh để huy động học sinh ra lớp bổ túc như: không bình xét danh hiệu gia đình văn hóa đối với gia đình có con trong độ tuổi bỏ học, không cấp giấy tạm vắng, không xác nhận trình độ văn hóa để thi cấp giấy phép lái xe cho những người trong độ tuổi chưa tốt nghiệp THCS.

Kỳ thi tốt nghiệp, Ban chỉ đạo xã họp bàn và đề ra các phương án khi học viên không đến dự thi do điều kiện thời tiết hoặc lý do khác; tổ chức một số cán bộ thường trực làm công tác đưa đón học viên ở xa không có phương tiện đến dự thi... Bền bỉ, kiên trì, không nôn nóng, từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2002 - 2003, xã đã huy động phần lớn số người trong độ tuổi 15 - 18 ra học và tốt nghiệp THCS. Năm 2003, xã Yên Bình đã có 100% trẻ tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6; tỷ lệ học sinh, học viên tốt nghiệp THCS đạt 100%; có 81,7% số người trong độ tuổi 15 - 18 tốt nghiệp THCS và đạt chuẩn PCGDTHCS vào cuối năm này.

Đạt chuẩn đã khó nhưng giữ được danh hiệu còn khó khăn hơn rất nhiều, nhất là đối với xã đạt chuẩn với tiêu chí tối thiểu như Yên Bình. Trong năm 2004 - 2005, xã tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ để duy trì số lượng học sinh trong các nhà trường, trường THCS tiếp tục huy động số người trong độ tuổi bỏ học ra học các lớp bổ túc; Đảng bộ xã đã có nghị quyết chuyên đề về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Cô giáo Nguyễn Thị Phượng cho biết: “Nghị quyết chuyên đề của Đảng bộ xã ra đời khi nhà trường hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Nhiệm vụ của Trường và các trường học khác trên địa bàn là nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách phụ đạo học sinh yếu kém ở tất cả các cấp học, môn học và không thu tiền của học sinh; sử dụng nhiều hình thức học tập khác nhau để giúp các em nhận thức đầy đủ lượng kiến thức đã được học trong nhà trường. Nhờ thực hiện dạy thật, học thật, kiểm tra thật nên các tiêu chuẩn về PCGDTHCS đã được duy trì và giữ vững”. Đến nay, sau 6 năm đạt chuẩn PCGDTHCS, xã Yên Bình đã có 84,7% số người trong độ tuổi tốt nghiệp THCS.

Ban chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục phải nắm chắc tiêu chí và chỉ tiêu cần đạt để đề ra kế hoạch thực hiện một cách chính xác, hiệu quả; thành viên ban chỉ đạo phải là những người có năng lực, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; đa dạng các hình thức vận động; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục... là những kinh nghiệm xã Yên Bình rút ra sau gần 10 năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục - chống mù chữ.

Đây cũng sẽ là những giải pháp chính để xã Yên Bình thực hiện chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì và nâng cao chất lượng PCGDTHCS, hướng tới phổ cập giáo dục trung học phổ thông trong thời gian tới.                        

Khánh Linh

Các tin khác
Nhờ được vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhiều gia đình ở Mường Lò đã mua được máy móc làm dịch vụ chế biến nông sản.
(Ảnh: Nguyễn Đức Phương)

YBĐT - Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Văn Chấn (Yên Bái) đã đạt được một số kết quả trong công tác xoá đói giảm nghèo.

Theo bản tin phát lúc 9 giờ 30 hôm nay, 4-12, của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chiều và đêm nay bộ phận không khí lạnh sẽ tăng cường xuống các tỉnh miền Bắc nước ta nên ở Bắc Bộ có mưa vài nơi, các tỉnh ven biển Trung Bộ có mưa và có nơi mưa vừa

Tin từ Cục Quản lý lao động nước ngoài (QLLĐNN) ngày 3.12 cho biết, Chính phủ Qatar đã thông báo với Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar ngừng gia hạn visa cho LĐ Việt Nam, cho dù LĐ Việt Nam chưa kết thúc hợp đồng 2 năm.

Khám bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

YBĐT - Thành lập từ năm 2006 theo quyết định của UBND tỉnh Yên Bái trên cơ sở nâng cấp Bệnh viện Đa khoa thị xã Nghĩa Lộ, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện hạng II tuyến tỉnh, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc thuộc khu vực phía Tây của tỉnh và một số huyện của tỉnh Lai Châu, Sơn La. Bệnh viện có 14 khoa lâm sàng, 5 phòng chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục