Không chấp nhận nhiễm melamine do gian dối

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/12/2008 | 12:00:00 AM

Hôm qua 12.12, Bộ Y tế chính thức ban hành giới hạn của chất này trong thực phẩm. Ông Nguyễn Công Khẩn (ảnh), Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết:

Xử lý mẫu sữa xét nghiệm melamine.
Xử lý mẫu sữa xét nghiệm melamine.

Các mức giới hạn này được thiết lập sau khi đã có những thảo luận sâu với hai tổ chức của Liên Hiệp Quốc là WHO và Tổ chức Nông lương (FAO), các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng, độc học của Việt Nam, lãnh đạo các bộ ngành liên quan.

Mức này cũng được dựa trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng về chỉ số sinh học của người Việt Nam, được quy định cho các sản phẩm của từng lứa tuổi. Đặc biệt, giới hạn này được đưa ra trước tiên phải dựa trên giới hạn an toàn của melamine đối với cơ thể người ở mức 0,2mg melamine/kg thể trạng (một người có trọng lượng 50 kg nếu ăn 10 mg melamine/ngày sẽ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe) do WHO đưa ra hôm 5.12.

* Thưa ông, quy định này có mâu thuẫn với quan điểm mà Bộ từng khẳng định "không chấp nhận melamine trong thực phẩm"?

- Tôi xin nhấn mạnh, đây là quy định về "Mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo" trong thực phẩm chứ không phải là "giới hạn an toàn" của melamine trong thực phẩm. Nhiễm chéo nghĩa là nhiễm melamine do vô ý, sự nhiễm xảy ra trong quá trình sản xuất, từ bao bì, dụng cụ bảo quản... trong những điều kiện không tránh khỏi.

Còn "giới hạn an toàn cho phép của melamine" trong thực phẩm, đồng nghĩa với sự cho phép chất này trong thực phẩm. Vì sức khỏe, sự an toàn của người dân, chúng ta vẫn giữ nguyên quan điểm: không chấp nhận melamine có trong thực phẩm do sự gian dối, cố ý của nhà sản xuất.

* Với các loại sữa tồn đọng sẽ được xử lý như thế nào? Vì sao có sự khác nhau về kết quả xét nghiệm với một số sản phẩm sữa?

- Chắc chắn sẽ tổ chức xét nghiệm lại sớm. Nếu melamine dưới ngưỡng và các chỉ tiêu và chất lượng khác đảm bảo, sẽ được lưu hành. Bộ đã chỉ định 3 labo trọng tài khi có khiếu nại về kết quả. Trong trường hợp cần thiết, sẽ xét nghiệm ở nước ngoài. Bộ Y tế và các bộ liên quan cũng đã kiến nghị một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp tai nạn trong sự cố nhập khẩu "sữa melamine".

Mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm:

- Thực phẩm dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi không vượt quá 1,0mg/kg thực phẩm.

- Các loại thực phẩm khác không vượt quá 2,5mg/kg thực phẩm.

- Nghiêm cấm việc cố ý cho melamine vào thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, ở bất kỳ hàm lượng nào.

(Quy định mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm, Bộ Y tế ban hành ngày 11.12.2008)

(Theo TNO)

Các tin khác
Bệnh nhân BHYT làm thủ tục khám chữa bệnh tại BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM.

Quyền lợi mới của bệnh nhân (BN) bảo hiểm y tế (BHYT) được mở rộng thêm nhiều và đã có hiệu lực sáu tháng qua. Thế nhưng các cơ quan có trách nhiệm liên quan vẫn cứ thờ ơ trong triển khai thực hiện.

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Yên Bái kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. (Ảnh: T.P)

Ngày 11-12, Thủ tướng Chính phủ ký Công điện số 2192/CÐ-TTg gửi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Ngày 11/12, Bộ Y tế cho biết các cơ quan chức năng của bộ đang họp bàn về việc thống nhất ban hành khuyến nghị giới hạn melamine trong thực phẩm, chậm nhất là đầu tuần tới. Có thể Bộ Y tế sẽ lấy khuyến nghị giới hạn do Tổ chức Y tế Thế giới vừa công bố (2 mg/kg thể trọng) làm giới hạn cho phép ở Việt Nam.

Theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, trong một năm học, mỗi giảng viên phải công bố kết quả nghiên cứu khoa học, ít nhất bằng một bài báo đăng trên tạp chí khoa học hoặc một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu đạt yêu cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục