Đào rừng Sapa chảy về Hà Nội

  • Cập nhật: Chủ nhật, 21/12/2008 | 12:00:00 AM

Gần Tết, ở Sapa (Lào Cai), người ta chặt hạ cây đào chẳng khác gì "lâm tặc". Một cây đào mốc “có dáng” giá lên tới 7-8 triệu đồng, cành trung bình từ 2 đến 2,5 triệu đồng.

Đào rừng Sapa chảy về xuôi.
Đào rừng Sapa chảy về xuôi.

Ông Mã A Châu, một trong những người cao tuổi ở thị trấn Sapa, cho biết, ở Sapa trước đây có hàng trăm hộ trồng đào để lấy quả, tuy nhiên, do không được cải tạo giống, quả đào nhỏ dần, tiêu thụ khó. Trong khi đó, việc bán cành đào, hoặc cả cây đào cho những người chơi hoa ở các thành phố và các tỉnh lại thu lợi lớn. Nhiều người dân đã bỏ không chăm sóc đào để lấy quả, mà chuyển sang chặt cành, thậm chí đào cả gốc để bán, vì vậy rừng đào Sapa đang thưa vắng dần những cây đào cổ thụ.

Đào Sapa có 2 loại: đào mốc và đào phai. Đào mốc là giống đào của người Mông, nụ ít, mập, hoa hồng nhạt. Loại đào này mọc trong rừng sâu, trên các núi đá và khe suối, thân và cành sần sùi, thô ráp. Nhiều cây còn có lớp rêu phủ. Loại thứ hai là đào phai, thân và cành chắc khoẻ, nụ nhiều, hoa nở có màu phớt hồng. Một cây đào mốc “có dáng” giá lên tới 7-8 triệu đồng. Cành trung bình cũng 2-2,5 triệu đồng.

Đắt như vậy, nhưng nếu người mua “khéo ăn khéo nói” thì đồng bào vùng cao sẵn sàng cho không hoặc bán rẻ những cây đào rừng mà khi về tới Hà Nội cũng có giá tới gần chục triệu đồng. Ngày giáp Tết luôn có hàng chục chuyến xe khuân đào từ Sapa và miền Tây Bắc xa xôi về các tỉnh miền xuôi. Trào lưu chơi đào cảnh hiện nay là càng to càng cao giá, nên đã “đẻ” ra cơn sốt khai thác cây đào cổ thụ.

Già làng Mã A Châu bộc bạch, ông xót xa lắm khi tận mắt phải chứng kiến những gốc đào đã hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ rồi đem về xuôi bán. Cả khu rừng đào chân núi Hàm Rồng, Ô Quý Hồ, Bản Hồ, Bản Khoang, Tả Phìn, Trung Chải, Tả Van ngày nào đẹp như "trong tranh", sau vụ mua bán cận Tết chỉ còn lởm chởm những gốc, thậm chí, nhiều cây đã bị khoét cả phần rễ. Chúng được chuyển bằng xe tải, xe khách về xuôi mà không gặp phải trở ngại nào.

Cơ quan chức năng thì cho biết khi đào đã ra khỏi rừng thì khó có thể xử lý được, bởi đào rừng không phải là loại gỗ quý hiếm. Hơn nữa, đối với nhiều gia đình miền núi, chỉ cần bán được một vài cây đào là có thể sẽ có đủ tiền lo cho một cái Tết tươm tất. Đối với người mua, thú chơi đào rừng trong dịp tết cũng là nhu cầu chính đáng mỗi độ xuân về.

Trước đây có những công ty lữ hành lên Lào Cai dẫn khách đi thăm các vườn đào cổ ở Sapa. Hầu hết du khách đều rất thích thú khi được tận mắt ngắm nghía những cây đào cổ thụ mỗi khi mùa xuân về và được ăn trái đào thơm lừng, chua ngọt khi mùa hè đến.

Năm nay, Tết đang tới nhưng chưa thấy các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có các biện pháp quản lý việc khai thác nguồn hoa đào hợp lý.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Tại Quyết định số 1803/QÐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp không thu tiền một số loại vaccine thuộc hàng dữ trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh.

Đội văn nghệ sinh hoạt đều đặn tại Nhà văn hoá khu dân cư.

YBĐT - Nằm ở trung tâm thị trấn Mù Cang Chải, một bản người Thái với những nếp nhà sàn đơn sơ, gọn gàng như được xếp ngay ngắn cạnh nhau, tạo nên một bức tranh bản làng bình yên, thơ mộng. Đó là bản Thái Kim Nọi với 69 hộ dân và 301 khẩu. Trước kia bản Thái Kim Nọi thuộc xã Kim Nọi, nhưng khi mở rộng thị trấn bản được tách về thị trấn, nay là tổ nhân dân số 9 và số 10.

Phụ nữ xã Khánh Hòa (Lục Yên) trồng rau sạch cung cấp cho thị trường trong huyện. (Ảnh: Thanh Ba)

YBĐT - Hội Phụ nữ xã Phan Thanh, huyện Lục Yên (Yên Bái) có 256 hội viên sinh hoạt ở 8 chi hội cơ sở. Nhờ tích cực tham gia sinh hoạt xây dựng hội vững mạnh nên những năm qua, tổ chức hội phụ nữ của xã vùng sâu này đã thu được những thành tích đáng kể trong các hoạt động phong trào công tác hội.

Cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH tỉnh thường xuyên đến tận thôn bản triển khai ký kết hợp đồng ủy thác cho hội viên nông dân vay.(Ảnh: M.A)

YBĐT - Cùng đi với anh Đặng Đình Minh - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Bình tới thăm các hộ gia đình ở xã Phúc Ninh vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) mới thấy được người dân nói chung và chị em phụ nữ nói riêng quý trọng đồng vốn chính sách của Chính phủ biết nhường nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục