Văn Chấn: Nhiều biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tính đến 20/11/2008, toàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) có 403 học sinh bậc THCS và 57 học sinh bậc tiểu học bỏ học và chưa ra lớp. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà cách xa trường và do bản thân học sinh có học lực yếu.

Học sinh dân tộc ít người của vùng cao Văn Chấn.
Học sinh dân tộc ít người của vùng cao Văn Chấn.

Theo thống kê của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Văn Chấn, số học sinh bậc tiểu học bỏ học và chưa ra lớp có số lượng không lớn. Toàn huyện chỉ có 57 trường hợp, với nguyên nhân chủ yếu là do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, tập trung chủ yếu ở các trường tiểu học Cát Thịnh, Bình Thuận, Thạch Lương và Sài Lương. Còn đối với bậc học THCS, trong 403 trường hợp bỏ học và chưa ra lớp thì có tới 186 trường hợp học lực yếu, 103 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, 61 trường hợp có nguyên nhân khác và 13 trường hợp do nguyên nhân nhà xa trường. Đáng lưu ý trong số này có tới 307 trường hợp là người dân tộc thiểu số và 129 em là nữ.

Ông Hà Kim Nhăng – Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Văn Chấn cho biết: “Mặc dù trong hội nghị hiệu trưởng đầu năm học, Phòng đã đặc biệt lưu ý đến công tác duy trì số lượng, nâng cao tỷ lệ chuyên cần và vận động học sinh bỏ học ra lớp, thế nhưng nhiều trường học vẫn có số lượng học sinh bỏ học cao, nhất là với bậc THCS. Cụ thể: Trường THCS Tú Lệ có 37 em, THCS Nghĩa Tâm 31 em, THCS Gia Hội 25 em, THCS Sơn A 22 em, đa số là học sinh lớp 7, lớp 8...”.

Việc học sinh bỏ học không chỉ ảnh hưởng tới kết quả công tác phổ cập giáo dục địa phương mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền được học tập của trẻ em nhất là trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trước thực trạng này, Văn Chấn đã xác định rõ trách nhiệm cho từng đơn vị, cho các cấp uỷ, chính quyền cơ sở. Đối với những cơ sở giáo dục có nhiều học sinh bỏ học vì học lực yếu thì trách nhiệm trước tiên thuộc về ngành giáo dục. Đối với cơ sở có học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn thì trách nhiệm lại thuộc về cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương.

Từ việc xác định rõ trách nhiệm nên trong chỉ đạo khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, huyện Văn Chấn đã cụ thể hóa nhiệm vụ của từng trường học cũng như các đoàn thể địa phương trong tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp. Trên cơ sở thống kê chính xác số lượng học sinh bỏ học, các trường trên địa bàn tiến hành phân công giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đến từng gia đình vận động các em tiếp tục đi học, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh, xây dựng các nhóm bạn trên cùng địa bàn, nhóm bạn trong từng lớp giúp đỡ nhau học tập, tổ chức quán triệt giáo viên, học sinh xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi, thường xuyên quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt. Bên cạnh nâng cao chất lượng dạy và học trong trường, các cơ sở giáo dục của huyện, đặc biệt ở vùng cao cũng đã tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ, các hoạt động tập thể, thông qua đó xây dựng tình cảm gắn bó của học sinh với trường, lớp, bạn bè và thầy cô.

Không dừng lại ở hoạt động trong nhà trường, giáo viên còn lồng ghép tuyên truyền, vận động trong các cuộc họp thôn, bản để cộng đồng quan tâm, động viên, giúp đỡ học sinh nhất là học sinh nữ bỏ học tiếp tục đến lớp. Hiện nay, các địa phương có học sinh bỏ học của Văn Chấn đã thành lập tổ công tác gồm đại diện cấp uỷ, chính quyền địa phương, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ... tổ chức gặp gỡ trực tiếp gia đình có học sinh bỏ học tìm hiểu nguyên nhân vận động con em ra lớp. Đối với học sinh bỏ học do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn thì sẽ tổ chức vận động cộng đồng quyên góp, ủng hộ sách, vở, bút, mực..., thực hiện miễn giảm học phí để học sinh có đủ điều kiện học tập.

Tới đây, mỗi xã, thị trấn trong huyện sẽ thành lập quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, đồng thời sẽ tăng cường sự quan tâm đối với những trường hợp có nguy cơ bỏ học. Tuy nhiên, để vận động được học sinh bỏ học ra lớp, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, từng bước nâng cao chất lượng dạy, học, huyện Văn Chấn mong muốn tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là cơ sở vật chất cho học sinh bán trú, nhà công vụ cho giáo viên các xã vùng cao, hỗ trợ tiền mua dụng cụ học tập cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ giáo viên làm công tác quản sinh tại các trường có học sinh nội trú dân nuôi...

Khánh Linh

Các tin khác

Bộ LĐTB-XH chuẩn bị trình Thủ tướng đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2015”. Nếu thực hiện đề án này, người dân ở các huyện nghèo sẽ được hỗ trợ tối đa để đi làm việc ở nước ngoài. Ông Đào Công Hải (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB-XH đã trao đổi với phóng viên báo chí về đề án này.

Ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn ở tỉnh Yên Bái tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn ở mức trên 40%. (Ảnh: Minh Quang)

YBĐT - Trong những năm gần đây, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội, công tác DS - KHHGĐ ở Yên Bái đã có những kết quả nhất định. Quy mô gia đình có một hoặc 2 con đã được nhiều người chấp nhận; nhịp độ tăng dân số được khống chế; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,436% năm 2001 xuống còn 1,311% năm 2008.

Bộ NN&PTNT vừa có quyết định tạm thời chỉ định 12 phòng thử nghiệm, phân tích chất melamine trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Để triển khai quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá trong năm 2009, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng vừa chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phải tiến hành đặc xá năm tới khẩn trương và đúng pháp luật, không để xảy ra sơ hở, sai sót.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục