Hoạt động xã hội, hoạt động tập thể cũng là học

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đó là câu nói của thầy giáo Hoàng Văn Trường – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ (Yên Bái) khi nói về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo Chỉ thị số 40/CT- BGDĐT của Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động đầu năm học 2008 - 2009.

Cô và trò Trường THCS Nguyễn Huệ trong giờ học ứng dụng công nghệ thông tin.
Cô và trò Trường THCS Nguyễn Huệ trong giờ học ứng dụng công nghệ thông tin.

Với nhận thức, triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ là điều kiện tốt để nhà trường huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục. Bước vào thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường đã cụ thể hoá những nội dung cần thực hiện theo điều kiện thực tế trong trường. Vào đầu năm học, Trường THPT Nguyễn Huệ đã chú trọng đảm bảo cơ sở vật chất cho giảng dạy, đồng thời tiến hành đầu tư cơ sở vật chất như: cải tạo bồn hoa, cây cảnh, nâng cấp, tu sửa một phòng làm nơi hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể thao... tạo môi trường xanh - sạch - đẹp. 

Bên cạnh việc tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho trường học, xây dựng hệ thống nội quy, quy định, lịch sinh hoạt ngoại khoá cho học sinh như: nội quy thư viện, nội quy phòng thực hành, phòng học ứng dụng công nghệ thông tin, quy định về việc sử dụng thiết bị dạy học, quy định đối với học sinh về việc sử dụng phòng học...

Tăng cường công tác giáo dục cho giáo viên, học sinh tạo sự đồng thuận trong nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất trường lớp học, từng bước thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện. Trong năm học này, trường đặc biệt quan tâm tới củng cố mối quan hệ thân thiện giữa lãnh đạo - giáo viên - nhân viên, giáo viên - giáo viên, giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh trong trường để từ đó tổ chức dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh. Đồng thời, học sinh được đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện giải pháp trong việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. 

Một trong những nội dung được nhà trường quan tâm trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là hoạt động rèn luyện kỹ năng thích nghi và kỹ năng thực hành học sinh. Theo đó, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống cũng như thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội, của các câu lạc bộ môn học sở thích hay các phong trào thi đua. Học sinh cũng được tuyên truyền, rèn luyện kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước, phòng chống ngộ độc, phòng chống tai tệ nạn xã hội...

Thầy giáo Hoàng Văn Trường cho biết: “Nhà trường đã kết hợp thực hiện phong trào với các cuộc vận động: “Hai không”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,  “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “Hai tốt”...  Hiện nay, Trường THPT Nguyễn Huệ đang thống nhất với một số trường học trên địa bàn tiến hành đăng ký lựa chọn một công trình, di tích lịch sử, văn hoá của địa phương để cùng tổ chức chăm sóc như: Khu tưởng niệm Nguyễn Thái Học, tượng đài Âu Lâu, nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh...với mong muốn góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, nhà trường đã có kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng cho  tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương ...”.

Hy vọng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường THPT Nguyễn Huệ sẽ góp phần phát huy được sự chủ động, sáng tạo của thầy cô giáo trong nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, đồng thời cũng phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.

Khánh Linh

Các tin khác
Đồng chí Đặng Quốc Việt - Giám đốc TT truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, Trưởng ban tổ chức giải trao phần thưởng cho các thí sinh tham dự hội thi.

YBĐT - Hội thi Tuyên truyền viên giỏi phòng, chống HIV/AIDS khu vực miền núi phía Bắc năm 2008 lần đầu tiên được tổ chức ở Yên Bái đã khép lại trong sự vui mừng, phấn khởi và tự tin của các thí sinh và hàng ngàn cổ động viên đến từ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Cái được lớn nhất không dừng lại ở niềm vui giải nhất toàn đoàn và cá nhân mà chính là những kinh nghiệm và kỹ năng tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư.

Học sinh dân tộc ít người của vùng cao Văn Chấn.

YBĐT - Tính đến 20/11/2008, toàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) có 403 học sinh bậc THCS và 57 học sinh bậc tiểu học bỏ học và chưa ra lớp. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà cách xa trường và do bản thân học sinh có học lực yếu.

Bộ LĐTB-XH chuẩn bị trình Thủ tướng đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2015”. Nếu thực hiện đề án này, người dân ở các huyện nghèo sẽ được hỗ trợ tối đa để đi làm việc ở nước ngoài. Ông Đào Công Hải (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB-XH đã trao đổi với phóng viên báo chí về đề án này.

Ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn ở tỉnh Yên Bái tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn ở mức trên 40%. (Ảnh: Minh Quang)

YBĐT - Trong những năm gần đây, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội, công tác DS - KHHGĐ ở Yên Bái đã có những kết quả nhất định. Quy mô gia đình có một hoặc 2 con đã được nhiều người chấp nhận; nhịp độ tăng dân số được khống chế; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,436% năm 2001 xuống còn 1,311% năm 2008.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục