Yên Bái: 39 làng, bản, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu, xuất sắc được tặng Bằng khen của UBND tỉnh

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/9/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày 29/9, Ban chỉ đạo cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị tuyên dương làng, bản, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu tỉnh Yên Bái lần thứ nhất, giai đoạn 2000 - 2009.

Dự hội nghị có đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH, đồng chí Phạm Thanh Tâm - Uỷ viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cùng lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể của tỉnh và 78 đại biểu đại diện cho gần 1000 làng bản, tổ dân phố văn hóa trong toàn tỉnh.

 

Xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa là một trong 7 phong  trào của phong trào TDĐKXDĐSVH đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của các cấp, các ngành trong tỉnh và thực sự đã có sức lan toả, cuốn hút trong cộng đồng dân cư.

 

Từ một số làng bản, tổ dân phố văn hóa, sau 9 năm tập trung chỉ đạo toàn tỉnh đã ra mắt xây dựng được 1.455 làng, bản, thôn, tổ dân phố; công nhận được 987 làng, bản, tổ dân phố văn hóa đạt trên 42,%; xây dựng được 1.050 nhà văn hóa...

 

Đặc biệt, với sự quyết tâm và sáng tạo của mình, BCĐ phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh Yên Bái cũng đã chỉ đạo tổ chức lễ ra mắt xây dựng mô hình xã văn hóa cho trên 30 đơn vị và hiện nay là một trong 7 tỉnh của cả nước có đề án chỉ đạo xây dựng mô hình đơn vị văn hóa cấp huyện thị (thị xã Nghĩa Lộ).

 

Với mục tiêu xây dựng làng bản, tổ dân phố văn hóa trở thành địa bàn phát triển toàn diện, có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, trong những năm qua, phong trào TDĐKXDĐSVH nói chung và phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố nói riêng đã góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH, ANQP ở các địa phương tỉnh Yên Bái.

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH đã biểu dương những cố gắng, nỗ lực của các làng, bản, văn hóa trong suốt thời gian qua. Đồng chí cũng lưu ý bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa vẫn còn một số tồn tại như: Chất lượng xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa chưa đồng đều, một số cấp uỷ Đảng còn chạy theo bệnh thành tích; một số phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống dân tộc chưa được khai thác, giữ gìn và phát huy; chất lượng gia đình văn hóa ở làng, thôn, bản văn hóa còn thấp, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang chưa thực sự nghiêm túc...

 

Đồng chí cho rằng các cấp, các ngành cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới từng gia đình, làng, bản, tổ dân phố để phong trào TDĐKXDĐSVH ngày càng thấm sâu vào mỗi con người. Đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa đối với các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để dần thu hẹp khoảng cách chất lượng gia đình văn hóa, làng, bản văn hóa giữa các vùng thành thị. Các địa phương cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, đa dạng các hoạt động và có sự lồng ghép những nội dung phong phú, thiết thực với người dân. Cần tập trung xây dựng nhiều điển hình tiên tiến, tạo chuyển biến mới trong thực hiện các nội dung của phong trào.

 

Nhân dịp này, UBND tỉnh Yên Bái đã tặng Bằng khen cho 39 làng, bản, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000 - 2009.

 

TC

Các tin khác

Theo dự báo chiều tối nay (29.9), bão số 9 (Ketsana) sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực miền Trung. Tuy nhiên, từ sáng sớm nay, mưa lớn cùng với gió mạnh (có nơi giật tới cấp 14 - 15) bắt đầu tàn phá một số tỉnh khu vực miền Trung. Khu vực này đã bị mất điện hoàn toàn.

Thi đẩy gậy tại Đại hội TDTT phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ) lần thứ III - 2009.

YBĐT - Đã gần 10 năm trôi qua, kể từ khi phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được triển khai từ Trung ương đến địa phương, đối với thành phố Yên Bái, phong trào đã nhận được sự chỉ đạo sát sao, phối hợp nghiêm túc của cấp uỷ, chính quyền các cơ sở và nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

YBĐT - Ở thị tứ, thị trấn, thành phố, bất cứ đâu cũng thấy xe ôm. Nhìn bề ngoài người hành nghề xe ôm có vẻ nhàn hạ vì họ không phải chân lấm tay bùn, làm việc không theo giờ giấc bắt buộc nhưng thực ra nghề này không ít thăng trầm, thậm chí cả hiểm nguy.

YBĐT - Thấy được lợi ích từ cây măng Bát Độ, năm 2006 Chi hội Nông dân thôn Khe Rộng đã mạnh dạn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 20 triệu đồng để đầu tư cho 1ha măng Bát Độ và lấy rừng măng làm nơi tập hợp lao động sản xuất tập thể và khi cho thu hoạch sẽ lấy tiền làm quỹ hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục