Dự thảo Quy định cơ chế thu và sử dụng học phí: Giảm 50% học phí cho học sinh chọn trường nghề
- Cập nhật: Thứ năm, 10/12/2009 | 12:00:00 AM
Theo dự thảo Quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010 - 2015, học sinh theo học các trường nghề, các chuyên ngành "hiếm" hoặc chuyên ngành nặng nhọc, độc hại sẽ được giảm học phí từ 50 - 70%.
Giảm 50% học phí cho học sinh chọn trường nghề.
|
Dự thảo này ra đời đồng nghĩa với việc lần đầu tiên Bộ đã có quy định về hỗ trợ chi phí học tập bên cạnh các quy định khác về đối tượng miễn, giảm học phí và cơ chế thực hiện miễn, giảm học phí…
Các mức giảm học phí theo quy định này là 70% và 50%.
Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học sinh, sinh viên các chuyên ngành: nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành nặng nhọc, độc hại.
Các đối tượng được giảm 50% gồm: trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước.
Nhằm thu hút học sinh học nghề, đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề cũng được giảm 50% học phí.
Theo dự kiến của Bộ, việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm. Các trường có đối tượng được miễn, giảm sẽ được Nhà nước cấp bù học phí theo số lượng người học thực tế.
Song song với quy định cụ thể về các đối tượng được miễn học phí, Bộ GD&ĐT dự kiến, đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: học sinh tiểu học; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị ĐH; học sinh, sinh viên hệ cử tuyển.
Đối tượng được miễn học phí là người có công và con của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29-6-2005; trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước; trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh phổ thông là con của hạ sỹ quan và chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân; học sinh, sinh viên ngành sư phạm.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
YBĐT - Với năm nhân khẩu, chỉ trông vào ít ruộng, nuôi một con học chuyên nghiệp, hai người con bị bệnh hiểm nghèo, gia đình ông Đinh Văn Nhiên ở bản Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) được bà con trong bản nhất trí bình xét thuộc diện hộ nghèo trong cuộc họp vừa qua.
YBĐT - Trường THCS Nguyễn Du (thành phố Yên Bái), tiền thân là Trường cấp 2 (thị xã Yên Bái) được thành lập năm 1966. Đến năm 1967, trường chia tách thành Trường cấp 2 A và cấp 2 B, sau này, Trường cấp 2 A lại được đổi tên thành Trường cấp II Hồng Hà rồi tiếp tục được mang tên Nguyễn Du.
YBĐT - Kết quả phúc tra thẩm định duy trì thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGVYTX) vừa qua tại 11/28 xã, phường, thị trấn cho kết quả đều đạt chuẩn; 17 xã còn lại được công nhận theo kết quả phúc tra của các huyện, thị xã, thành phố. Như vậy, giai đoạn 2007 – 2009, toàn tỉnh Yên Bái có 28 xã, phường, thị trấn duy trì được CQGVYTX. Nhưng đáng ngại là hạn chế vẫn mắc ở những yếu kém mang tính “truyền thống”!
Theo trưởng đại diệnTổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN, tỉ lệ gặp phản ứng phụ sau tiêm văcxin ngừa cúm A/H1N1 là 1/100.000 liều tiêm. Xung quanh con số này là cả một câu chuyện dài...