Cho sự phát triển toàn diện của trẻ

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/5/2010 | 9:46:11 AM

YBĐT - Được triển khai tại xã Báo Đáp từ năm 2002 với 4 tiểu dự án là: dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc thai nghén, an ninh thực phẩm hộ gia đình và tín dụng tiết kiệm, mục tiêu của Dự án Dinh dưỡng tổng hợp của SCJ tập trung vào các vấn đề dinh dưỡng trẻ em nhằm giúp đỡ các bà mẹ và thành viên trong gia đình theo dõi sự phát triển và cân nặng của trẻ, phát hiện kịp thời tình trạng sức khoẻ, sự phát triển của trẻ để có kế hoạch điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ em đã được làm quen với kiến thức về an toàn giao thông.
Ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ em đã được làm quen với kiến thức về an toàn giao thông.

Chuyện gia đình các chị Nguyễn Thị Thêu, Đặng Thị Dung thoát nghèo, trở thành hộ có thu nhập khá không còn là chuyện lạ với người dân thôn Tân Bình, thôn Làng Khoang xã Báo Đáp (Trấn Yên) kể từ khi được tham gia Dự án Dinh dưỡng tổng hợp của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Nhật Bản (SCJ). Năm 2002, chị Thêu, chị Dung được chọn là 2 trong số 20 hộ gia đình tham gia thực hiện thí điểm Dự án Dinh dưỡng tổng hợp của SCJ.

Tham gia dự án, các chị được trợ giúp về kiến thức khoa học kỹ thuật, định hướng phát triển kinh tế, xây dựng mô hình dinh dưỡng tại gia đình, cách quản lý, sử dụng đồng vốn vay hiệu quả, có kiến thức về cách chăm sóc nuôi dạy con theo phương pháp khoa học, trong đó mỗi hộ được dự án cho vay 500.000 đồng với lãi suất 0,65% để mua cây, con giống xây dựng mô hình dinh dưỡng tổng hợp tại gia đình. Từ nguồn vay ban đầu, các hộ đã tập trung cải tạo vườn tạp, phát triển chăn nuôi, đến nay bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày và mang lại nguồn thu ổn định hàng tháng cho gia đình. Không chỉ có vậy, chị Thêu, chị Dung còn giúp cho hơn 50 hộ trong thôn, trong xã vươn lên phát triển kinh tế, kiến thức nuôi dạy con khoa học.

Được triển khai tại xã Báo Đáp từ năm 2002 với 4 tiểu dự án là: dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc thai nghén, an ninh thực phẩm hộ gia đình và  tín dụng tiết kiệm, mục tiêu của Dự án Dinh dưỡng tổng hợp của SCJ tập trung vào các vấn đề dinh dưỡng trẻ em nhằm giúp đỡ các bà mẹ và thành viên trong gia đình theo dõi sự phát triển và cân nặng của trẻ, phát hiện kịp thời tình trạng sức khoẻ, sự phát triển của trẻ để có kế hoạch điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Để thuận lợi cho việc kiểm tra theo dõi, tại các thôn đều thành lập trung tâm giáo dục phục hồi dinh dưỡng, hàng tháng trình diễn bữa ăn dinh dưỡng, kiểm tra trọng lượng của trẻ. Bên cạnh đó, chương trình chăm sóc thai nghén đảm bảo cho trẻ phát triển ngay từ trong bào thai. Thực hiện tiểu dự án này, 100% phụ nữ mang thai trong xã được khám thai miễn phí theo định kỳ, được tiêm phòng đủ 3 mũi vắc xin trong thời kỳ mang thai, được tư vấn giúp đỡ và chăm sóc sau khi sinh, góp phần giảm tỷ lệ rủi ro đáng tiếc trong quá trình sinh nở.

Một trong những mục tiêu mang tính bền vững của chương trình đó là tiểu dự án an ninh thực phẩm hộ gia đình và tín dụng tiết kiệm. Tham gia dự án, các hộ dân trong xã được tập huấn kiến thức để cải tạo vườn tạp, xây dựng mô hình dinh dưỡng gia đình, nhằm bảo đảm bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ và các bà mẹ trước và sau khi sinh. Trên cơ sở tập hợp phụ nữ nghèo có con nhỏ dưới 3 tuổi suy dinh dưỡng để xây dựng Câu lạc bộ (CLB) Gia đình trẻ em. Bằng hình thức trợ giúp vốn vay ban đầu cho mỗi thành viên tham gia mô hình 500.000 đồng, CLB đã tập hợp gần 60 hộ phụ nữ tham gia. Mỗi mô hình là một cách làm riêng để đạt tới hiệu quả cao nhất là đảm bảo an ninh thực phẩm cho gia đình, trên cơ sở đó, quay vòng để sinh lời đồng vốn vay.

Sau một năm, các thành viên tham gia mô hình sẽ được vay thêm 1 triệu đồng, năm tiếp theo là 1,5 triệu đồng để mở rộng quy mô phát triển kinh tế cho đến khi các thành viên trong CLB thoát nghèo sẽ tiếp tục kết nạp hội viên khác. Bằng hình thức góp vào quỹ của CLB từ 5.000 - 10.000 ngàn đồng mỗi tháng để duy trì sự phát triển bền vững của CLB, CLB đã giúp cho một số phụ nữ nghèo trong xã không có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi khác có điều kiện chăm sóc nuôi dạy con tốt hơn. Từ nguồn vốn ban đầu là 60 triệu đồng, đến nay số vốn đã tăng lên 187 triệu đồng.

Có thể nói, 4 hợp phần của dự án đã tạo thành một chu trình khép kín có tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thức của người dân về kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của trẻ ngay từ trong bào thai. Điều quan trọng hơn là dự án đã góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 3 tuổi ở Báo Đáp từ 18% năm 2002 xuống còn 11% năm 2009.

Thanh Tân

Các tin khác
Dân quân tự vệ huyện Trấn Yên luyện tập hành quân ra trận địa.

YBĐT - Nét nổi bật trong công tác Đảng, công tác chính trị thời gian qua của ĐUQS huyện Trấm Yên đó là chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững mạnh.

Nhà công vụ cho giáo viên được xây dựng nhờ tinh thần tự nguyện hiến đất của nhân dân xã An Lương.

YBĐT - “Muốn làm tốt công tác dân vận đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Theo tôi, quan trọng hơn cả vẫn là vai trò của cấp ủy, chính quyền, của người đứng đầu địa phương, đơn vị và đó cũng chính là yếu tố quyết định” - đồng chí Nông Đức Tỷ - Bí thư Đảng ủy xã An Lương (Văn Chấn) khẳng định.

Công nhân vệ sinh môi trường làm công việc nặng nhọc, độc hại lại có mức thu nhập thấp. Ảnh: Công nhân môi trường và đô thị huyện Lục Yên thu gom rác.

YBĐT - Có thể nói, cùng với các yếu tố như điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, khen thưởng, kỷ luật…, đồng lương là yếu tố hết sức quan trọng để người lao động đến với doanh nghiệp, gắn bó với công việc; cuộc sống no đủ hay giàu nghèo của người lao động đều do đồng lương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục