Làm nhà sàn bằng khung bê tông cốt thép, cần được định hướng phát triển

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/5/2010 | 2:43:23 PM

YBĐT - Đi qua vùng phía đông hồ Thác Bà từ xã Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành... huyện Yên Bình, chúng tôi nhận thấy việc làm nhà sàn bằng khung bê tông cốt thép kết hợp với vật liệu truyền thống đang trở thành phong trào của bà con người Dao, Cao Lan, Tày, Nùng... ở đây.

Ngôi nhà sàn 5 gian của đồng bào Dao xã Phúc An (huyện Yên Bình) có khung nhà bằng bê tông cốt thép, vẫn giữ được nét truyền thống.
Ngôi nhà sàn 5 gian của đồng bào Dao xã Phúc An (huyện Yên Bình) có khung nhà bằng bê tông cốt thép, vẫn giữ được nét truyền thống.

Ngoài dân tộc Mông là ở nhà đất thì hầu hết các tộc người khác: Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường, Xa Phó, Khơ Mú, Giáy, Cao Lan... đều ở nhà sàn. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, do những biến động về kinh tế, sự bùng nổ dân số tạo ra áp lực về nhà ở, sự giao thoa về văn hóa, trong đó có giao thoa về kiến trúc nhà ở và do nguồn gỗ cạn kiệt... khiến cho nhà sàn trong làng bản của bà con dân tộc ít người đang có chiều hướng giảm mạnh.

Vào vùng đồng bào dân tộc trước đây phổ biến là nhà sàn thì nay đã có thêm sự hiện diện của nhà đất, nhà sàn, nhà cấp IV, nhà tầng. Nghiên cứu về kiến trúc nhà sàn, các nhà chuyên môn đều thống nhất đánh giá rằng, nhà sàn là kiểu kiến trúc đạt được những giá trị cao nhất về sự thân thiện với môi trường.

Thật khó mà nói hết các yếu tố thể hiện sự thân thiện với môi trường của loại kiến trúc này, nhưng có thể thấy rõ rằng, nó không tạo ra bức xạ nhiệt, tránh sự ẩm ướt của khí hậu và mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát rất có lợi cho sức khỏe con người. Đối với nhà nông, kiểu kiến trúc này cực kỳ tiện ích cho sinh hoạt ở trên sàn nhà việc cất giữ nông cụ, sản phẩm nông nghiệp dưới gầm sàn, Những nơi thường bị lũ, lụt thì nhà sàn là kiểu kiến trúc phù hợp nhất.

Điều đặc biệt quan trọng là trong không gian của kiến trúc nhà sàn còn chứa đựng cả bề dày văn hóa truyền thống các tộc người từ xa xưa và nó được thể hiện ngay trong sự cắt đặt vị trí giường ngủ, bếp, cầu thang cho nam giới, cầu thang nữ giới, khu vực dành cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng hoặc cách bài trí nơi thờ tự tổ tiên, thờ ma nhà (ma xó), đặt bồ vía trên khâu đầu của nhà sàn người Tày, người Nùng hay chiếc khau cút trên nóc nhà của người Thái...đều thể hiện mối liên hệ giữa chủ nhân và ngôi nhà đối với thần linh.

Bởi lẽ đó, người ta cho rằng, mất kiến trúc nhà sàn thì cũng đồng nghĩa với việc mất đi nhiều giá trị văn hóa tộc người, mất sự đồng bộ về văn hóa ngay trong một tộc người ở cùng một địa bàn...

Tiếp cận thực tế tại vùng có truyền thống ở nhà sàn, được biết, bà con vẫn rất thích ở nhà sàn. Vậy, tại sao số lượng nhà sàn đang giảm dần và nhiều người không làm nhà sàn? Chúng tôi thấy có thêm một số nguyên nhân, đó là, nạn “chảy máu” nhà sàn về xuôi đã diễn ra từ nhiều năm qua. Nhiều nhà sàn đã làm lâu năm, khi có dấu hiệu xuống cấp, bà con không có vật liệu thay thế nên dỡ bỏ...

Nhưng nguyên nhân rất đáng quan tâm, đó là bà con thiếu định hướng, thiếu thông tin để hiểu được lợi ích và đi đến quyết định thay đổi vật liệu để xây dựng nhà sàn bằng bê tông cốt thép kết hợp với các vật liệu truyền thống là gỗ, tre, lá cọ.

Thời gian qua, việc triển khai Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, có đưa ra 3 mẫu nhà để hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở lựa chọn mẫu kiến trúc phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc thù địa phương nhưng phải bảo đảm “3 cứng” là (cứng nền, cứng mái, cứng tường).

Mẫu nhà đất, nhà sàn truyền thống cũng được đề cập đến và cũng phải bảo đảm “3 cứng”, nhưng sự định hướng về “3 cứng” trong kiến trúc nhà sàn thì có vẻ thiếu cụ thể và chưa sát với thực tế, bởi nhà sàn có khi chỉ cần dựng trên nền đất nện. Hoặc là cứng mái thì chưa chắc đã phù hợp với vùng có truyền thống lợp lá cọ để vừa mát vừa đảm bảo được độ bền. Còn với yếu tố cột cứng thì cứng bằng bê tông hay cứng bằng gỗ thì cũng cần phải định hướng rõ ràng.

Đi qua vùng phía đông hồ Thác Bà từ xã Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành... huyện Yên Bình, chúng tôi nhận thấy việc làm nhà sàn bằng khung bê tông cốt thép kết hợp với vật liệu truyền thống đang trở thành phong trào của bà con người Dao, Cao Lan, Tày, Nùng... ở đây.

Đến xã Yên Thành, khi thăm một ngôi nhà sàn 3 gian chúng tôi được biết, giá trị khung bê tông chỉ hết 22 triệu đồng, còn lại gỗ sàn, gỗ lịa (keo, mỡ, xoan), lá cọ đều do nhà trồng được nên trị giá ngôi nhà này chỉ khoảng trên 30 triệu. Một ngôi nhà sàn khác 5 gian, của người Dao, ở xã Phúc An cũng được làm bằng các vật liệu tương tự, hết 82 triệu đồng.

Chủ nhà cho biết, nếu làm bằng gỗ chất lượng tương đối tốt thì ngôi nhà này phải cần tới trên 200 triệu đồng. Điều tuyệt vời ở các ngôi nhà sàn kiểu này là bảo đảm được các yếu tố: thoáng mát - phù hợp với địa hình miền núi - bền - đẹp - tiện ích - giá đầu tư thấp - giữ  nguyên nét truyền thống.

Một địa phương khác như huyện Trấn Yên, cũng đang phát triển mạnh kiểu nhà sàn bằng cách kết hợp các loại vật liệu như trên, trong đó có xã Việt Hồng là nơi có rất đông đồng bào Tày sinh sống.

Qua đó, chúng tôi thấy cách làm nhà sàn như thế này rất cần được các cấp, ngành chức năng và các địa phương nghiên cứu, định hướng đầy đủ mọi thông tin, giúp nhân dân vùng có truyền thống ở nhà sàn có thêm cơ sở để phát triển, xây dựng nhà sàn theo cách này, nhằm bảo tồn kiến trúc truyền thống; người dân được hưởng thụ các lợi ích của kiến trúc như đã nêu trên; hạn chế khai thác rừng bừa bãi để làm nhà sàn và điều quan trọng hơn là nó sẽ góp phần giữ được các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi tộc người.

Hoàng Nhâm    

Các tin khác

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BTC quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính tại chính quyền địa phương.

Cán bộ Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), ngày 1/6/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Chỉ thị số 14 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Sau 3 năm triển khai thực hiện, công tác PBGDPL đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Từ năm 2020 - 2023, thị xã Nghĩa Lộ đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho gần 6.000 người.

Chi bộ Cơ quan Hội LHPN tỉnh sinh hoạt chi bộ tháng 5/2024, chuyên đề “Những đóng góp của phụ nữ Yên Bái trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Giữa những ngày cả nước cùng hướng về Điện Biên, cùng rộn rã khí thế kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chi bộ Cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã có buổi sinh hoạt chi bộ chuyên đề đầy ý nghĩa, như một hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của cơ quan Hội LHPN tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục