Lặng thầm cho "cánh sóng" bay xa

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/7/2010 | 3:44:47 PM

YBĐT - Khi những hình ảnh, tin tức thời sự chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Yên Bái được lên sóng, đồng thời việc tiếp phát sóng của các kênh truyền hình Trung ương được truyền đi thì đằng sau đó là hình ảnh làm việc lặng thầm, tận tuỵ của những cán bộ, kỹ sư ở khâu sản xuất chương trình và kỹ thuật truyền dẫn phát sóng Đài PT-TH Yên Bái (YTV). Họ chính là những người thầm lặng phía sau mỗi sản phẩm truyền hình, thực hiện nhiệm vụ ở những khâu cuối cùng chuyển tải âm thanh và hình ảnh đến với bạn nghe đài và xem đài.

Các kỹ sư Phòng Kỹ thuật và truyền dẫn phát sóng trong ca trực.
Các kỹ sư Phòng Kỹ thuật và truyền dẫn phát sóng trong ca trực.

Chỉ khi đứng dưới chân cột sóng truyền hình, ngước mắt theo cột sóng vời vợi, được mục sở thị cơ ngơi đặt các máy phát quy mô bề thế ở nơi đỉnh đồi ấy tôi mới hiểu phần nào công việc của các anh các chị. Cả loạt máy, thu hình, mỗi máy chuyển tải một kênh sóng, cái thì được bật sẵn chờ giờ phát, Trưởng phòng Phạm Anh Mộng chỉ một màn hình đang chạy biểu tượng lôgô của YTV với hình ảnh cánh sóng và chim hạc giới thiệu: "Sắp đến giờ phát sóng buổi trưa của Truyền hình Yên Bái, chương trình được đẩy lên từ Phòng Sản xuất chương trình, kỹ sư chỉ việc ghép hình và đúng 11 giờ bấm máy phát sóng". Đồng hồ hiện tại khi ấy chỉ 11 giờ kém 10 phút.

Từ năm 2010, YTV bắt đầu thử nghiệm việc truyền dẫn phát sóng tới các điểm phát lại của đài huyện, thị qua mạng viễn thông. Hiện đang thử nghiệm ở 3 điểm Nghĩa Lộ, Trạm Tấu và Cát Thịnh đạt kết quả tốt. Và theo kế hoạch trong tháng 7 này, YTV sẽ triển khai việc truyền dẫn phát sóng qua mạng viễn thông tới tất cả các huyện, thị trong tỉnh, đây như một công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập YTV. Như vậy, các chương trình của YTV và kênh tiếp sóng Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) sẽ được nối rộng dài hơn tới bạn xem và nghe đài trong toàn tỉnh.

Nếu như trước đây, công việc của mỗi công nhân, kỹ sư truyền dẫn phát sóng được làm thủ công mỗi chương trình là một băng cát-xét được dán nối lại với nhau bằng tay thì nay công việc này đã được vi tính hoá 100%, chất lượng chương trình cũng được nâng lên. Thời lượng chương trình YTV cũng như việc tiếp sóng Đài THVN đã tăng lên từ khoảng 30 phút đến 1 tiếng trong ngày lúc ban đầu với 1 máy phát sau tiếp sóng THVN, thì đến nay đã tăng lên 6 máy phát gồm các kênh: VTV1, VTV2, VTV3, VTV6, YTV và phát thanh. Trong đó, riêng thời lượng chương trình YTV đã là 8 giờ/ngày.

Để bắt nhịp với đà phát triển đáp ứng thực tiễn đặt ra trình độ cán bộ cũng được nâng cao. Nếu như trước đây Phòng chỉ có 1 kỹ sư, còn lại là công nhân thì nay 80% cán bộ của Phòng có trình độ kỹ sư. Tuy nhiên, thiết bị làm chương trình còn đơn chiếc, chưa đồng bộ, có phần đã lạc hậu nên máy hay lỗi và nhất là việc không có thiết bị dự phòng là những khó khăn khiến cán bộ trong mỗi ca trực hết sức căng thẳng, tâm lý trong công việc. Họ luôn phải phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm không để xảy ra sự cố, gián đoạn hay nhầm chương trình, chậm giờ phát...

Các sự cố do nguyên nhân khách quan như mất nguồn, lỗi thiết bị đều được kịp thời khắc phục khi Dự án truyền hình tự động được tỉnh phê duyệt đầu tư. Đó sẽ là một bước phát triển mới của YTV trong tương lai gần.

Đặc thù công việc là vậy nên các kỹ sư, công nhân Phòng Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng ở YTV chẳng hề có ngày nghỉ cho dù là thứ 7, chủ nhật hay lễ, tết. Đã 20 năm từ những ngày đầu phòng chỉ có 4 người, nay đã tăng lên 10 người, song khi thời lượng chương trình phát sóng ngày càng tăng lên thì vẫn chưa đủ.

Vào những ngày này khi kỳ World Cup 2010 đang diễn ra sôi động tại Nam Phi, thì ngoài thời lượng chương trình của YTV, các giờ tiếp sóng như thường lệ YTV được hợp đồng tiếp sóng các trận đấu với Đài Truyền hình Việt Nam để phục vụ đông đảo người hâm mộ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các cán bộ kỹ sư thực hiện việc truyền dẫn phát sóng phải thức trọn đêm để phục vụ bạn xem truyền hình. Những ca trực lại trắng đêm bên các máy phát cho những "cánh sóng" bay xa, phục vụ đông đảo bạn xem truyền hình trong tỉnh. Đó là những hy sinh lặng thầm phía sau mỗi món ăn tinh thần mà bạn nghe và xem truyền hình chưa thể đã hiểu hết để cảm thông và chia sẻ.

Ngọc Tú

Các tin khác
Xã Tân Hợp, huyện Văn Yên ra mắt mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” nhằm hỗ trợ giúp đỡ các nạn nhân và người có nguy cơ bị BLGĐ.

Văn Yên đã chú trọng xây dựng mạng lưới bảo vệ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình (BLGĐ) tại các xã, thị trấn với 12 mô hình phòng, chống BLGĐ; 167 câu lạc bộ (CLB) gia đình phát triển bền vững, gia đình hạnh phúc, phòng, chống BLGĐ...

Các hộ nghèo được tham quan, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế hộ hiệu quả trên địa bàn.Trong ảnh: Người dân tìm hiểu mô hình trồng ớt cho hiệu quả kinh tế cao của anh Nguyễn Mạnh Thương (đứng giữa), thôn Kiến Rịa, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn.

Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững, thông tin, truyền thông được xem là giải pháp hiệu quả mà huyện Văn Chấn quan tâm đẩy mạnh.

Một tiết mục văn nghệ của các em thiếu nhi trong Chương trình “Ngày hội đón hè - vui Tết thiếu nhi 1/6”

Ngày 20/5, Hội đồng Đội tỉnh - Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi (HĐTTN) tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình “Ngày hội đón hè - vui Tết thiếu nhi 1/6”.

Công ty Điện lực Yên Bái ủng hộ 50 triệu đồng cho Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024.

Sáng nay - 20/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Yên Bái tiếp nhận tiền ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội tỉnh Yên Bái năm 2024 của Công ty Điện lực Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục