Đòn bẩy giúp giáo dục vùng cao phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/9/2010 | 2:08:28 PM

YBĐT - Các giải pháp để khắc phục những hạn chế khó khăn và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu mà huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đề ra cho giáo dục giai đoạn 2010- 2015 là: đẩy mạnh duy trì và phát triển quy mô trường lớp ở tất cả các ngành học, bậc học nhất là bậc học mầm non bằng việc giữ nguyên 11 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 3 trường THCS và 10 trường tiểu học, trung học cơ sở...; nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học, ngành học.

Giờ sinh hoạt văn nghệ giữa giáo viên và học sinh xã Xà Hồ (Trạm Tấu).
Giờ sinh hoạt văn nghệ giữa giáo viên và học sinh xã Xà Hồ (Trạm Tấu).

“Theo tôi, các chỉ tiêu mà huyện Trạm Tấu đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo nhiệm kỳ 2010 – 2015 là phù hợp và có thể đạt được. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như: đến năm 2015 sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non ở huyện vùng cao thì không đơn giản chút nào… Song, đó lại là những thách thức mang tính đòn bẩy động viên tinh thần và tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục vùng cao ngày một phát triển toàn diện” - Đồng chí Lê Thị Thắm - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu khẳng định.

Những chỉ tiêu mà huyện đề ra cho ngành giáo dục, đào tạo giai đoạn 2010 -2015 sẽ đạt được là: giữ vững kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục cơ sở ở 12/12 xã thị trấn; nâng số xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi lên 10 xã, thị trấn vào cuối năm 2015; phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 6 trường đạt chuẩn quốc gia (hiện nay đã đạt được là 4 trường) và đảm bảo duy trì, giữ vững chuẩn; duy trì và phát triển mô hình bán trú dân nuôi ở 10 xã vùng cao và đến cuối năm 2015,  huy động 98% học sinh tiểu học, 95% học sinh THCS đến trường lớp và 98% trẻ 6 tuổi vào lớp một; 100% giáo viên ở các ngành học bậc học có trình độ chuẩn hóa và trên 50% giáo viên có trình độ trên chuẩn (hiện nay đội ngũ giáo viên của huyện đã có 29% đạt trên chuẩn)...

Đồng chí Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết thêm: "Các mục tiêu trên sẽ đạt được là vì những năm trở lại đây, công tác giáo dục và đào tạo của huyện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, Đặc biệt là nhận thức của đồng bào vùng cao đối với sự nghiệp giáo dục đã ngày càng được cải thiện, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ các trường trên địa bàn huyện cũng đã được nâng lên...".

Tuy nhiên, việc đề ra các mục tiêu và phấn đấu để đạt được các mục tiêu ấy trong giai đoạn 2010 - 2015 cũng gặp phải những khó khăn, thách thức lớn như: chất lượng giáo dục, đào tạo còn thiếu tính bền vững, do đó chỉ đề ra mục tiêu là duy trì các trường đạt chuẩn và mô hình bán trú dân nuôi bởi học sinh vùng cao thường không đi học đầy đủ; mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 100% thôn, bản có lớp mầm non và huy động 98% trẻ 5 tuổi được hưởng giáo dục mầm non trước khi bước vào lớp một sẽ khó đạt được do ở 12 thôn, bản hiện nay chưa có điểm trường và lớp học mầm non, các cháu phải học nhờ các trường tiểu học, đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu bộ môn giảng dạy; trong khi đó ngành giáo dục tiểu học cũng thiếu trên 40 giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học ở các thôn, bản lẻ còn thiếu và chưa có nhà công vụ cho giáo viên, việc đưa công nghệ thông tin vào các trường học ở một số xã là không thể vì hiện nay chưa có điện lưới thì việc xây dựng và trình chiếu bằng giáo án điện tử sẽ không đáp ứng được...

Đó thực sự là những khó khăn và thách thức lớn nhưng không có nghĩa là không đạt được bởi những nỗ lực hàng ngày, hàng giờ của đội ngũ làm công tác giáo dục vùng cao nơi đây. Các giải pháp để khắc phục những hạn chế khó khăn và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu mà huyện đề ra cho giáo dục giai đoạn 2010- 2015 là: đẩy mạnh duy trì và phát triển quy mô trường lớp ở tất cả các ngành học, bậc học nhất là bậc học mầm non bằng việc giữ nguyên 11 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 3 trường THCS và 10 trường tiểu học, trung học cơ sở...; nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học, ngành học.

Nếu như theo Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2005 - 2010, huyện Trạm Tấu đã hoàn thành được 4/4 trường chuẩn quốc gia và tiếp tục xây dựng thêm 2 trường đối với bậc học mầm non và THCS giai đoạn 2010 - 2015; thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên của ngành để nâng cao, năng lực, kiến thức và kỹ năng chuyên môn như: trong dịp hè vừa qua đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho 12 cán bộ quản lý bậc học mầm non và 13 cán bộ quản lý bậc tiểu học và đang tiến hành lớp bồi dưỡng cho 25 cán bộ quản lý mầm non và giáo dục tiểu học tại huyện; đã mở các lớp đại trà bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho 157 giáo viên mầm non và 456 giáo viên tiểu học và THCS...

Bên cạnh đó, ngành giáo dục - đào tạo Trạm Tấu tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 39 của HĐND tỉnh về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non, phổ thông tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 – 2011, Nghị quyết số 10 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 – 2015, Quyết định số 13/ 2009 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng và quản lý cán bộ viên chức ở các đơn vị sự nghiệp... Đó sẽ là động lực, là đòn bẩy tạo đà cho sự nghiệp giáo dục vùng cao ngày càng phát triển và nâng cao hơn cả về chất lượng và số lượng.

An Nguyên

Các tin khác
Các học viên thực hành bài tập đột kích mục tiêu địch.

YBĐT - Trên thao trường, các học viên lớp sỹ quan dự bị (SQDB) say sưa luyện tập chiến thuật trung đội bộ binh làm nhiệm vụ đột kích phát triển chiến đấu. Từng tốp, từng tốp nhịp nhàng theo khẩu lệnh của giáo viên đưa ra, người thực hành, người ghi chép bài giảng... Nắng cuối hè không gắt nhưng không khí oi nồng khiến cả quân lẫn tướng mồ hôi túa ra như tắm.

YBĐT - Với 250 đoàn viên, sinh hoạt tại 11 chi đoàn, trừ một số ít đoàn viên đang công tác tại các trường học trên địa bàn thì có đến 230 đoàn viên thanh niên nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống khó khăn, vì thế nhiệm vụ “Đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập nghiệp” được Ban chấp hành Đoàn thanh niên xã An Bình (Văn Yên) xác định là nhiệm vụ nòng cốt, trọng tâm hoạt động của Đoàn xã.

Cầu sập, người dân chỉ còn cách lội qua suối.

YBĐT - Sau bao năm mơ ước, năm 2006, cây cầu Đình Thi bắc qua con suối Linh Môn được xây dựng đáp ứng nhu cầu đi lại của hơn một trăm hộ dân sinh sống ở ba thôn Đình Thi, Linh Môn 1 và Linh Môn 2 (xã Yên Bình, huyện Yên Bình). Niềm vui có cầu “ngắn chẳng tày gang” năm 2007, cầu bị lũ cuốn trôi và được xây dựng lại...

Vaccine này có thành phần của chủng cúm A/H1N1 lưu hành năm 2009, chủng A/H3N2 và cúm B hiện nay nên có thể bảo vệ được 3 bệnh cúm là A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục