Tự quản để môi trường xanh - sạch - đẹp

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/11/2011 | 2:54:28 PM

YBĐT - Những kết quả thu được từ công tác đảm bảo vệ sinh môi trường ở thôn Giàng B sẽ là kinh nghiệm để triển khai ở các thôn, bản người Mông khác ở vùng cao, nơi mà cuộc sống của người dân còn nghèo nàn và lạc hậu.

Đồng bào Dao (Văn Chấn) tu sửa đường giao thông nông thôn.
(Ảnh: xuân Tình)
Đồng bào Dao (Văn Chấn) tu sửa đường giao thông nông thôn. (Ảnh: xuân Tình)

Suối Giàng từ lâu vốn nổi tiếng là địa điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách bởi thiên nhiên kỳ thú và những nét đặc sắc trong văn hoá của người Mông. Muốn phát triển được du lịch cần phải có một cảnh quan xanh - sạch - đẹp, vì vậy hơn một năm qua, thôn Giàng B - thôn trung tâm của xã Suối Giàng, đã được chọn làm mô hình điểm tự quản bảo vệ môi trường của huyện Văn Chấn.

Thôn Giàng B hiện có 78 hộ, 325 nhân khẩu đều là người dân tộc Mông sinh sống. Bao đời nay, người dân nơi đây làm nhà, dựng bản trên vùng đất đồi dốc, đất canh tác ít, ruộng nước lại càng ít, đời sống chủ yếu dựa vào cây chè, cây ngô, chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập thấp. Bên cạnh những nét đẹp văn hoá thì nhiều phong tục, tập quán còn lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nhiều năm nay.

Đặc biệt, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, môi trường sống của nhiều hộ còn mất vệ sinh, cống rãnh nước thải chảy qua nhà, tràn ra ngoài đường, phân gia súc, gia cầm không được thu gom, rác thải vứt tràn lan ra cả đường đi, cảnh quan môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để mô hình tự quản về môi trường phát huy hiệu quả, xã Suối Giàng đã thành lập  Ban chỉ đạo xã, ban chỉ đạo thôn, vận động người dân ký cam kết bảo vệ môi trường. Các hộ gia đình được chia thành các tổ tự quản, tự thực hiện và tự kiểm tra lẫn nhau. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, công tác tuyên truyền vận động luôn được đặt lên hàng đầu, bà con đi nương từ sáng tới tối nên việc tuyên truyền được lồng ghép vào những buổi họp thôn, trên các phương tiện truyền thanh hay ngay trong câu chuyện hàng ngày ở trong nhà, trên nương dần dần giúp bà con hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Đồng bào Mông ở Suối Giàng đã có thói quen sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.

Ông Sùng A Vàng - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Suối Giàng cho biết: “Do trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống còn khó khăn, phong tục, tập quán còn lạc hậu, thói quen nếp nghĩ đã ăn sâu trong tiềm thức, nên lúc đầu triển khai mô hình chưa nhận được sự ủng hộ của người dân, bây giờ người dân đã hiểu và biết thu gom phân gia súc, gia cầm để trồng trọt, chăn nuôi và biết vệ sinh đường làng ngõ xóm hàng tuần. Đây cũng là một cách dân vận khéo”.

Sau một năm thực hiện, mô hình đã đạt được kết quả đáng khích lệ, công tác bảo vệ môi trường có chuyển biến rõ nét. Đồng bào người Mông ở thôn Giàng B đã biết vệ sinh đường làng ngõ xóm, có ý thức giữ gìn vệ sinh tại gia đình, không vứt rác bừa bãi, làm chuồng gia súc xa nhà ở, làm hố vệ sinh, đào hố rác, khơi thông các rãnh nước thải, sử dụng nước sạch...

Đặc biệt, người Mông ở Giàng B bây giờ không chỉ giữ gìn bản làng sạch đẹp mà còn nâng cao ý thức bảo vệ rừng, trồng rừng, hạn chế tình trạng phát rừng làm nương rẫy.

Ông Vàng A Sùng - một trong những hộ dân trong thôn vui vẻ cho biết: “Với người Kinh thì những việc làm đó rất đơn giản nhưng với người Mông thì phải mất nhiều thời gian vận động bà con. Cán bộ vận động nhiều nên nhân dân trong thôn cũng hiểu và làm theo. Bây giờ thì ai cũng hiểu phải giữ gìn môi truờng thì mới khoẻ mạnh, giữ gìn môi trường thì cuộc sống cũng ấm no hơn”.

Những kết quả thu được từ công tác đảm bảo vệ sinh môi trường ở thôn Giàng B sẽ là kinh nghiệm để triển khai ở các thôn, bản người Mông khác ở vùng cao, nơi mà cuộc sống của người dân còn nghèo nàn và lạc hậu.

 Hồng Khanh

Các tin khác

YBĐT - Thiếu thốn về mọi mặt, song vượt lên khó khăn, các thầy cô giáo Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Pá Hu (huyện Trạm Tấu) đã duy trì hiệu quả mô hình bán trú dân nuôi, góp phần nâng cao chất lượng công tác dạy và học, giữ vững tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt 98%.

Các thầy cô giáo đóng vai trò quan trọng chăm lo, dạy dỗ các học sinh con em đồng bào vùng cao.
Ảnh: Bữa ăn trưa của học sinh Trường tiểu học và THCS xã Trạm Tấu.

YBĐT - Ở Trường Mầm non xã Pá Hu còn xảy ra một chuyện hy hữu: khi mà cuộc sống của các cô đã rất khó khăn, trường vẫn phải tính toán chi thêm để ngoài gạo của bố mẹ, các cháu có thêm thức ăn, vậy mà một số phụ huynh còn đưa con đến học bán trú chỉ với mấy cân gạo rồi phó thác con mình cho thầy cô ở trường cả ngày lẫn đêm đến cả tuần.

Lãnh đạo các địa phương đã vận động nhân dân tham gia nấu ăn phục vụ học sinh bán trú.

YBĐT - Thời gian qua, cùng với sự nỗ lực của ngành giáo dục - đào tạo, chính quyền các xã, thị trấn ở Trạm Tấu đã có nhiều hoạt động tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện.

Thầy giáo Nguyễn Quang Hợp - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tặng quà cho cháu Nguyễn Thị Phương Anh.

YBĐT - Sáng 9/11, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức thăm hỏi các cháu có hoàn cảnh gia đình khó khăn tại thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục