Giỏ đồ chơi trong nhà: Nguy cơ tiềm ẩn bệnh tay - chân - miệng
- Cập nhật: Thứ hai, 23/4/2012 | 10:06:01 AM
YBĐT - Đó là ý kiến của bà Lê Thị Hồng Vân - Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Yên Bái. Cũng theo bà Vân, không ít bà mẹ không có thói quen vệ sinh đồ chơi cho trẻ mà những mầm bệnh (không chỉ riêng tay - chân - miệng) lại bắt nguồn chính ở các giỏ đồ chơi đó.
|
Theo thống kê, cả nước có tới 70% số trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng (TCM) tại gia đình. Còn tại tỉnh Yên Bái, các ca bệnh nằm rải rác, không tập trung. Có thể nói, mầm bệnh TCM tồn tại ngay xung quanh chúng ta và chỉ chờ cơ hội là nhiễm bệnh cho trẻ. Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm dễ mắc không chỉ riêng TCM mà cả các bệnh truyền nhiễm khác. Bởi nhóm trẻ này kháng thể còn yếu, vi rút dễ xâm nhập gây bệnh cho trẻ.
Đặc biệt, nhóm trẻ dưới 3 tuổi chưa có ý thức tự vệ sinh, không phân biệt được nơi nào sạch, nơi nào bẩn cũng như cái gì sạch, cái gì bẩn. Cũng vì vậy, khi chơi đồ chơi, trẻ có thể vứt xuống sàn nhà rồi lại nhặt lên chơi hoặc cho vào miệng.
Các bà mẹ thường nghĩ sàn nhà đã sạch nên không cần vệ sinh đồ chơi cho con. Tuy nhiên, vi khuẩn, trứng giun sán lại theo con đường đó vào cơ thể trẻ. “Các bà mẹ và người chăm sóc trẻ cần thay đổi hành vi.
Các bước khử khuẩn đồ chơi, vật dụng đúng cách: - Lau sạch, rửa sạch bụi, chất bẩn trên bề mặt đồ chơi, vật dụng trẻ thường tiếp xúc hoặc sàn nhà trước khi khử khuẩn. - Lau sàn nhà, vật dụng và ngâm đồ chơi trong dung dịch khử khuẩn đã pha trong 10 - 20 phút. - Lau lại bằng nước sạch và lau khô. Với đồ chơi của trẻ thì rửa lại bằng nước sạch và phơi khô. |
Tại các trường mầm non, các cô giáo đã và đang tích cực vệ sinh đồ chơi, môi trường cho trẻ nhưng tại gia đình thì vẫn còn chủ quan và nghĩ rằng, vi rút gây bệnh TCM chưa vào được nhà mình. Song, theo bà Vân, vi rút gây bệnh TCM có nhiều loại, chủ yếu là thể vi rút đường ruột và những loại này tồn tại ngay trong môi trường nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cũng đưa ra lời khuyên: nếu gia đình có trẻ nhỏ mà xung quanh khu vực có trẻ mắc TCM phải vệ sinh đồ chơi, sàn nhà, các vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch Chloramin B 2% mỗi ngày 1 lần, tránh để trẻ tiếp xúc nơi đông người. Còn nếu trong khu vực chưa có trẻ mắc bệnh thì vệ sinh đồ chơi, sàn nhà, các vật dụng sinh hoạt 1 lần/tuần bằng xà phòng, các nước sát khuẩn hoặc dung dịch Chloramin B 2%.
Bên cạnh đó, trẻ và người chăm sóc trẻ phải được giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ nhiều lần trong ngày, trước khi ăn, sau khi vệ sinh, sau khi chơi. Người lớn trước khi chơi với trẻ cũng cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để có thể “trao yêu thương không trao mầm bệnh”.
Để đẩy lùi được bệnh TCM, các bà mẹ và những người chăm sóc trẻ cần thay đổi hành vi, vệ sinh đúng cách, tạo môi trường an toàn cho bé phát triển ngay từ trong mỗi gia đình.
Cách pha Chloramin B 2%: - Trường hợp không có trẻ mắc TCM: + Khử khuẩn hằng ngày: Pha nửa thìa cà phê Chloramin B 25% dạng bột với 1 lít nước. + Khử khuẩn hàng tuần: Pha một thìa cà phê Chloramin B 25% dạng bột với 1 lít nước. - Trường hợp có trẻ mắc TCM: + Khử khuẩn hàng ngày: Pha 15 thìa cà phê Chloramin B 25% dạng bột với 1 lít nước. + Đối với vật dụng, đồ chơi của trẻ bị bệnh: Tiến hành khử khuẩn ngay sau khi trẻ vừa sử dụng xong (thực hiện trong vòng 15 ngày). |
T.B
Các tin khác
YBĐT - 28 tháng tuổi mắc căn bệnh ung thu máu, bố mẹ thất nghiệp không còn tiền chữa trị, ông bà nội ngoại đều nghèo và đã sức tàn lực kiệt, phải chăm cậu ruột bị bệnh động kinh nặng - đó là hoàn cảnh vô cùng bi đát của bé Trương Đình Nam.
Bộ Y tế cho biết, sau 2 năm triển khai thí điểm việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) theo định suất, đến nay đã có 59 tỉnh, thành thực hiện phương thức này với 40% cơ sở KCB BHYT áp dụng.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay vùng áp thấp phía Tây đang phát triển và mở rộng về phía đông nam. Dự báo ngày 23/04, vùng áp thấp này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, bắc và trung Trung Bộ.
YBĐT - Trận lốc xoáy kèm theo mưa đêm 20, rạng sáng 21/4 đã làm sập 2 ngôi nhà, 1 lán trang trại ở các Bảo Ái và xã Tân Nguyên của huyện Yên Bình.